banner 728x90

Nghệ thuật múa rom vong của người Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

22/05/2024 Lượt xem: 2481

Nghệ thuật múa rom vong là món ăn tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Đối với dân tộc Khmer, nghệ thuật múa rom vong là sản phẩm văn hóa vừa mang tính thiêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những giờ lao động, luôn được bảo tồn và phát huy.

 

Điệu múa rom vong của người Khmer

Múa rom vong như một sự giao thoa giữa con người với thiên nhiên, hòa quyện trong đời sống của nhân dân. Từ trẻ con, người lớn đến các cụ già đều biết múa và ai cũng thích múa. Khi vui, khởi đầu một sự việc, công việc nào đó hay cúng tế, tạ ơn thì họ cũng múa.

Trải qua quá trình dài trao truyền, sáng tạo và chắt lọc, múa rom vong trở thành môn nghệ thuật dân gian phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam bộ. Nghệ thuật múa dân gian rom vong của người Khmer Nam bộ không chỉ có ý nghĩa mang lại nhu cầu vui chơi, giải trí thụ hưởng văn hóa với người dân Khmer, nó còn là sợi dây kết nối cộng đồng, giúp mọi người giao lưu, đoàn kết, gắn bó nhau hơn trong cuộc sống.

Vào những dịp diễn ra các lễ hội, hay các hoạt động cộng đồng, không chỉ có đồng bào Khmer múa mà cả các dân tộc anh em khác như người Kinh, Hoa, Ba Na, M’ Nông, Gia Rai… cùng hòa mình vào điệu múa dân gian tươi vui này, thể hiện sự lan tỏa văn hóa, khả năng thu hút của điệu múa với tất cả mọi người.

Đối với đồng bào dân tộc Khmer, múa rom vong được sử dụng như phương tiện thể hiện sắc thái văn hóa trong giao tiếp, giao lưu và phát triển văn hóa, nghệ thuật với các dân tộc anh em trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam, thân thiết, hòa quyện, đoàn kết, ấm áp nghĩa tình.

Nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Khmer

Múa rom vong chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc sinh hoạt tập thể, gắn với cuộc sống đời thường. Không chỉ bó hẹp trong không gian diễn cộng đồng, múa rom vong còn gắn với không gian cung đình, thể hiện qua việc được đồng bào Khmer sử dụng múa trong các lễ hội truyền thống như Chol Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok Om Bok, các nghi lễ tín ngưỡng cổ truyền như lễ tế thần linh, lễ rước thần, lễ cầu an, lễ Arăk. Đi kèm với múa rom vong là những nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Khmer như trống sadam, chiêng, dàn nhạc ngũ âm.

Vào các dịp lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, từ người trẻ đến người lớn tuổi tham gia múa, hát rom vong thật vui nhộn, được thể hiện qua sự phối hợp nhịp nhàng, sinh động của các động tác tay chân theo từng điệu nhạc. Các điệu múa có thể múa thành vòng tròn và không giới hạn số người tham gia.

Múa rom vong vui nhộn, dung dị nhưng không kém phần dịu dàng, người múa có sự phối hợp giữa các động tác tay, chân kết hợp toàn thân uyển chuyển, nhịp nhàng theo từng điệu nhạc, thu hút người tham gia. Khi múa, thường người múa di chuyển vòng tròn, theo nhịp 2/4. Khi nhịp trống và giọng hát say sưa vang lên theo điệu rom vong, từng đôi trai gái hoặc từng người bước đều 3 bước và lui một bước, hai tay để trước ngực, các ngón tay thẳng đứng và cong lên như cánh những đóa tươi, một tay đưa lên, tay kia đưa xuống nhịp nhàng theo tiếng nhạc…

Nam nữ dân tộc Khmer hòa mình vào điệu múa lâm thôn rất mềm mại và duyên dáng

Các động tác chính trong múa rom vong có tay khuôn, tay che, tay chỉ, tay nhận, tay bông hoa cùng các động tác khác, mỗi động tác biểu cảm về một bối cảnh trong cuộc sống thường nhật, mang những sắc thái tươi tắn, vui tươi, lạc quan, phản ánh những giá trị nhân văn tốt đẹp.

Bên cạnh đó, múa rom vong phải tuân theo một số quy tắc nhất định như: Người ít tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người cao tuổi ra múa giao lưu. Đội hình múa di chuyển càng nhiều vòng càng vui. Rồi cả người Khmer và các vị khách mời người Kinh, người Hoa... cùng nhau vui vẻ, động tác múa càng nhanh hơn theo nhịp trống. Khi trống ngừng, mọi người cùng dừng lại chắp tay chào nhau rồi trở về vị trí cũ.

Hình thành trong lao động sản xuất nông nghiệp và gần gũi với tất cả giai tầng trong xã hội, nên múa rom vong đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Khmer qua nhiều thế hệ. Vào những dịp diễn ra lễ hội, không chỉ đồng bào Khmer múa mà đồng bào các dân tộc cùng hòa mình vào điệu múa vui nhộn này, thể hiện sự lan tỏa văn hóa, thu hút của điệu múa với tất cả mọi người. Thông qua điệu múa rom vong, tình cảm giữa người với người trong cộng đồng càng thêm tốt đẹp gắn kết.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Top