banner 728x90

Nghề làm bột gạo Sa Đéc: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

11/06/2024 Lượt xem: 2379

Nhiều sản phẩm làm từ bột đã đạt chuẩn của Chương trình mỗi xã/phường 1 sản phẩm (OCOP) 4 sao.

Không chỉ được biết đến là thủ phủ hoa của miền Tây, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, còn nức tiếng gần xa với nghề làm bột gạo truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Nguồn nước ngọt quanh năm, cùng điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp, đã tạo nên những hạt gạo để cho ra loại bột gạo Sa Đéc mang chất lượng vượt trội, hương vị đặc trưng.

Vào thế kỷ XVIII, nhiều người dân từ miền Bắc, miền Trung vào Nam lập nghiệp và hòa nhập với vùng đất Sa Đéc trù phú. Với ý thức tiết kiệm, phòng bị lương thực cho mùa mưa lũ, nên người người, nhà nhà đã tìm cách để giữ lương thực được lâu dài, từ hạt lúa làm ra hạt gạo, rồi từ hạt gạo đó làm ra bột gạo.  Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xóm bột Tân Phú Đông trở thành một trong những nơi làm bột và sản phẩm từ bột danh tiếng nhất vùng. Bột gạo Sa Đéc nức tiếng gần xa bởi độ trắng, mịn, dẻo, thơm mà khó có nơi nào sánh kịp. Để có được điều này, theo chia sẻ của các cụ thâm niên trong nghề, Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, đặc biệt đoạn sông Tiền khi chảy vào Sa Đéc đã tạo thành dòng Sa Giang mang độ pH trung tính, không bị chua do phèn, không bị lợ do nhiễm mặn. Chính nhờ dòng nước sông ngọt lành này, khi kết hợp với hạt gạo của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phì nhiêu đã tạo nên thương hiệu cho bột gạo Sa Đéc ngày nay.

Ông Nguyễn Văn Nương, chủ cơ sở sản xuất bột Tư Nương, Chủ nhiệm hội quán làng bột Sa Đéc, chia sẻ gia đình ông đã có hơn 100 năm theo nghề. Từ ông nội, đến cha ông và bây giờ là ông tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề: "Tôi và các con của tôi cùng quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống nghề làm bột mà cha, ông đã để lại. Tất cả các bà con trong hội quán làng bột Sa Đéc đều xác định trách nhiệm, phát triển nghề làm bột hơn nữa. Cùng với đó, là đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường".

Công cụ làm ra bột gạo Sa Đéc

Theo dòng thời gian, nghề làm bột gạo Sa Đéc cũng có nhiều biến động nhưng nghề này đã giúp gia đình ông Tư Nương và nhiều hộ ở làng bột Sa Đéc ổn định cuộc sống, nhiều hộ còn có của ăn, của để. Trước đây, người dân làm bột chủ yếu làm bằng thủ công. Để có sản phẩm bột gạo người làm bột phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và nhiều công đoạn, như: Lựa chọn tấm (gạo), làm sạch tấm (gạo), xay tấm (gạo), dằn bột, đánh tơi bột, lắng gạn, hớt bột, chia bột và bẻ bột, phơi bột, đóng gói thành phẩm… Để phát triển nghề, người làm bột ở Sa Đéc đã mạnh dạn đầu tư máy móc vào sản xuất, từ máy vo, máy nghiền, thiết kế giàn ép bột tươi đến hệ thống bồn lắng, hệ thống bơm, hút phụ phẩm. Việc này tạo nên bước ngoặt mới cho nghề làm bột, giảm được công lao động, vừa hạ giá thành sản phẩm lại đảm bảo được chất lượng sạch, tuyệt trùng.

Làm bột gạo tươi tại một cơ sở sản xuất ở phường 2, thành phố Sa Đéc.

Hiện nay, Sa Đéc có trên 160 hộ, cơ sở sản xuất bột, với hơn 1.000 lao động. Sản lượng bình quân trên 30.000 tấn bột/năm. Nhiều sản phẩm làm từ bột đã đạt chuẩn của Chương trình mỗi xã/phường 1 sản phẩm (OCOP) 4 sao, như: Bột gạo lứt lúa mạch hạt sen, bánh hỏi khô, bột bánh xèo cốt dừa, nui gạo, bún gạo lứt, hủ tiếu gạo lứt, phở gạo lứt, hủ tiếu khô, phở khô. Những sản phẩm này đã có mặt tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các chuỗi siêu thị, cửa hàng phân phối lớn nhỏ ở thị trường trong nước và quốc tế. Ngày 26/4 vừa qua, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian “Nghề làm bột gạo Sa Đéc”. Bà Võ Thị Bình, Phó chủ tịch UBND thành phố Sa Đéc, cho biết: "Trong thời gian tới, Thành phố Sa Đéc để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của làng nghề khi được công nhận là di sản phi vật thể. Từ đó, nâng tầm làng nghề, vừa là nghề truyền thống những đã đổi mới, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt, thành phố cùng người dân đưa sản phẩm vươn xa, đi xa hơn".

Theo Đề án phát triển Làng nghề bột Sa Đéc tầm nhìn đến năm 2030, địa phương sẽ tiếp tục hình thành và phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ; xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng và trải nghiệm dựa trên điểm nhấn chính là kết hợp Làng nghề truyền thống sản xuất bột và Làng hoa Sa Đéc. Việc kết hợp hai làng nghề truyền thống góp phần thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh, giới thiệu nét văn hóa độc đáo cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương.

Hơn 100 năm hình thành và phát triển, nghề làm bột ở Sa Đéc không ngừng được cải tiến về nhiều mặt. Các bí quyết gia truyền, kỹ thuật truyền thống của gia đình, kết hợp với ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiếp sức cho sự trường tồn của nghề làm bột gạo Sa Đéc.

Theo vov.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top