banner 728x90

Nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp ở Điện Biên là di sản văn hóa quốc gia

13/04/2024 Lượt xem: 2484
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
 
 
Bánh khẩu xén sau khi dát mỏng được mang đi phơi khô vừa phải rồi cắt.
 
Bánh khẩu xén, bánh chí chọp là món ăn cổ truyền thường bày trên mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Thái trắng, là một phần trong văn hóa ẩm thực đặc sắc của thị xã Mường Lay nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung.
Bánh chí chọp được làm từ gạo nếp, đồ thành xôi. Khi xôi nguội đem cán mỏng, phơi khô, sau đó cho vào rán. Bánh chí chọp thường có 3 màu chính là trắng, tím và cam, đây là màu của gấc và lá nếp.
 
Bánh khẩu xén làm từ gạo nếp hoặc sắn, sau khi xay thành bột, ngâm ủ vài tiếng cho bột mềm, rồi đưa vào chõ đồ. Khi xôi chín thì cho thêm vừng, trứng gà ta, đường hoặc muối rồi đưa vào cối giã nhuyễn, sau đó dùng con lăn để dàn bánh thành miếng mỏng, phơi cho bánh se lại, rồi cắt theo hình thù tùy thích, sau đó đem hong gió hoặc phơi trong nắng nhẹ.
 
Hiện nay, bánh khẩu xén, bánh chí chọp ở Điện Biên không chỉ là món ăn trong những ngày lễ Tết mà đã trở thành hàng hóa bán trên thị trường, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
 
Ngoài nghề làm bánh khẩu xén và chí chọp, tri thức dân gian nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào ở huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 
Các di sản văn hóa phi vật thể khác cđược Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đợt này gồm: Hội làng Văn Giang - Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội; Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội; Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; Nghề thêu - ren Ninh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Ninh Bình.
 
Theo các Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Nguồn TTXVN
Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top