banner 728x90

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

18/05/2024 Lượt xem: 2377

Nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ hàng trăm năm trước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nghề cói ngày càng thể hiện được vị thế của mình và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Huyện Kim Sơn là vùng đất mở từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự tổ chức và điều hành của Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ năm Kỷ Tỵ (1829). Đây là vùng đất mở, hằng năm tốc độ bồi tụ tiến ra biển đến gần 1m. Chính vì thế, Kim Sơn gắn với lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang bồi, quai đê lấn biển.

Kim Sơn nổi tiếng với nghề trồng cói, làm đồ cói từ rất lâu đời. Nghề dệt cói Kim Sơn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những sản phẩm từ cói cũng giản dị như thiên nhiên ở vùng đất này. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nghề cói Kim Sơn ngày càng thể hiện được vị thế của mình và tồn tại phát triển cho tới ngày nay, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Tính đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Người dân thu hoạch cói 

Cây cói Kim Sơn có độ mềm mải, óng ả lý tưởng, thích hợp để đan, dệt nên thành những sản phẩm mỹ nghệ thủ công khéo léo, tinh xảo. Nổi bật nhất trong số các sản phẩm được hoàn thành dưới đôi bàn tay của những người thợ lành nghề nơi đây phải kể đến chiếu cói.

Để dệt nên một tấm chiếu cói là một quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng cũng rất đỗi vất vả, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao để cói có màu đỏ tươi và bền màu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu nữa. Người dệt hoa cải đòi hỏi thao tác phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại và mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khi đan không mắc lỗi.

Sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ

Các sản phẩm nơi đây vô cùng đa dạng về mẫu mã màu sắc hoa văn vô cùng bắt mắt, các sản phẩm độc, lạ, có giá trị mà hiếm nơi khác có thể bì được, chẳng hạn như thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, dép túi sách...

Đặc biệt với kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế./.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top