banner 728x90

Một hòn đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cả đảo không một bóng cây mà có đến 80 loài chim sinh sống

21/06/2024 Lượt xem: 2460

Một hòn đảo thuộc quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo quanh năm chỉ có nắng và gió, trên đảo không một bóng cây, chỉ có đá và cỏ dại kỳ lạ thay lại là thiên đường của các loài chim.

Theo thông tin trên website của Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), hòn Trứng là một hòn đảo đá nhỏ ngoài khơi thuộc quần đảo Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hòn đảo này có vị trí tách biệt với các đảo lớn với địa hình hiểm trở. 

Hòn Trứng được mệnh danh là sân chim lớn nhất tại Đông Nam Á vì là nơi quy tụ của hơn 80 loài chim khác nhau. 

Trong 80 loài chim trên đảo, chim nhạn là loài chiếm đa số tại đây. Nhìn từ xa, hòn đảo được phân chim phủ lâu ngày tạo nên một màu trắng xóa hệt như một quả trứng. 

Một phần là chỏm đá nhỏ có cột đá dựng thẳng, phần còn lại là cả một đảo đá khá nhẵn, hơi nghiêng và được bao phủ bởi cây cối. Thực vật trên Hòn Trứng Côn Đảo hầu hết là dứa gai, nhàu và các loại dây leo.

Theo Vườn Quốc gia Côn Đảo, hiện nay, Ban Quản lý vườn tổ chức tour du lịch khám phá hòn Trứng. Du khách được đi cano vòng quanh đảo để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên này.

Hòn Trứng (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) được mệnh danh là sân chim lớn nhất tại Đông Nam Á. Nguồn: Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Một chú chim con mới nở ở Hòn Trứng. Nguồn: Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Hòn Trứng là thiên đường của các loài chim với trên 80 loài sinh sống ở đây. Nguồn: Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Theo dân việt

 

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Top