banner 728x90

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

21/02/2025 Lượt xem: 2682

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng. Với di sản văn hóa phi vật thể, điều đó thật khó khăn vì khó đo lường, định lượng được. Vì vậy cần có những chiến lược quản lý đối với di sản văn hóa phi vật thể khác với di sản văn hóa vật thể.

Lễ hội tại chùa Hương

Đa số các di sản văn hóa vật thể có các yếu tố của di sản văn hóa phi vật thể trong hình thức liên kết và thể hiện ý nghĩa, chức năng và biểu tượng. Giống như vậy, nhiều di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng các yếu tố vật thể, và trong một số trường hợp trong một số xã hội, quốc gia, việc phân biệt giữa vật thể và phi vật thể, hay văn hóa và “những tài sản khác” là không hoàn hảo, không phù hợp. Nói một cách ngắn gọn, không nhận biết các khía cạnh phi vật thể của di sản thì các tài sản vật thể hay di sản có ít ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa và giá trị. Trong các di sản văn hóa vật thể như đền, chùa, đình, hiện vật, tranh dân gian… đều hàm chứa những biểu hiện của các giá trị văn hóa phi vật thể. Các không gian vật thể là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội, sinh hoạt, trình diễn các loại hình nghệ thuật, trò chơi. Các hiện vật vật thể như bảo vật, văn bia, câu đối, hoành phi…đều chứa đựng những tri thức, kỹ năng của cộng đồng chủ nhân. Nói một cách khác, mỗi một di sản văn hóa đều có hai yếu tố vật thể và phi vật thể đan quyện vào nhau và lưu giữ, biểu hiện những giá trị tinh thần và tri thức vô cùng quý giá của cộng đồng.

Chùa Bà Tây Ninh

Về khía cạnh quản lý, có ít nhất hai lý do để quan tâm đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Lý do thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc về quyền con người, từ việc xem xét các khía cạnh đạo đức và các nhận thức chung. Các di sản văn hóa truyền thống kết nối với tinh thần và sự sống còn của cộng đồng và dân tộc cụ thể xứng đáng được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, của xã hội, toàn dân, cộng đồng. Lý do thứ hai, cần phải quan tâm đến quản lý di sản văn hóa phi vật thể, đó là sự tồn tại của các thể chế truyền thống và các luật tục. Các thể chế truyền thống, luật tục có tác động đặc biệt tới mối quan hệ phức tạp giữa các nhóm người, tổ chức phi quan phương, trong các điều luật quốc gia, chính sách.

Như vậy, quản lý di sản văn bao trùm lên cả di sản vật thể và phi vật thể và khó có thể tách rời hai yếu tố này trong một si sản. Hơn nữa, khi soạn thảo một điều luật mới, hay chỉnh sửa luật đang hiện hành cần phải quan tâm đến những thể chế truyền thống, luật tục, vai trò của cộng đồng, các tổ chức phi quan phương. Do vậy, cần lồng ghép các yếu tố phi vật thể và bảo vệ chúng trong các điều luật về văn hóa vật thể; và ngược lại, đồng thời có những điều khoản riêng cho các di sản văn hóa phi vật thể.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Gìn giữ di sản văn hóa qua nghệ thuật múa dân gian Việt Nam

Trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, nghệ thuật múa dân gian chiếm một vị trí quan trọng, không chỉ là hình thức biểu đạt nghệ thuật mà còn là phương tiện chuyển tải những giá trị tinh thần, tín ngưỡng và bản sắc dân tộc. Từ miền Bắc đến miền Nam, mỗi vùng miền đều có những điệu múa đặc trưng, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa dân tộc Việt.

Khám phá khu di tích lịch sử văn hóa ngàn năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Giữa miền đất Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu) chan hòa nắng gió, khu di tích lịch sử – văn hóa Bàu Thành sừng sững như một nhân chứng lặng lẽ hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây, từng lớp dấu tích cổ xưa hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại, tạo thành điểm đến độc đáo vừa gợi trí tò mò vừa làm dậy lên lòng tự hào về một vùng biên viễn oai hùng.

Lễ hội chùa Keo và 6 nghi thức độc đáo: Di sản văn hóa tâm linh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Hồng thơ mộng, chùa Keo – tên chữ là Thần Quang Tự – tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính, có giá trị lịch sử và nghệ thuật bậc nhất ở Việt Nam.

Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng – Di sản văn hóa của người dân Nam Bộ

Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến món bánh canh Trảng Bàng trứ danh. Thế nhưng, mảnh đất nắng gió này còn ẩn chứa một di sản văn hóa lâu đời: làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – nơi kết tinh tinh hoa ẩm thực và tâm hồn người dân Nam Bộ.

Người mở cõi – Vị khai quốc công thần đất Đồng Nai

Cách đây 327 năm, vào mùa xuân năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh dẫn binh thuyền xuôi dòng sông Sài Gòn rồi ngược dòng Đồng Nai, đặt chân đến vùng Cù Lao Phố. Với tầm nhìn chiến lược và phẩm chất của một nhà kiến thiết, ông đã nhanh chóng thiết lập dinh Trấn Biên, ổn định trật tự, khai sinh hệ thống hành chính cho vùng đất hoang hóa rộng lớn, mở đầu cho quá trình xác lập chủ quyền của Đàng Trong trên phần đất Nam Bộ ngày nay.

Lăng Văn Sơn: Nét chạm của di sản trong đô thị hiện đại

Giữa nhịp phát triển sôi động của vùng Tây Hà Nội, Lăng Văn Sơn – di tích lịch sử quốc gia tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng – vẫn là biểu tượng văn hóa, điểm tựa tâm linh và niềm tự hào của người dân địa phương. Nơi đây không chỉ gắn với vị tướng Văn Dĩ Thành – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV – mà còn lưu giữ những giá trị trường tồn của vùng đất Tổng Gối anh hùng.

Hình tượng Dê trong văn hóa thế giới và nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Hình tượng con dê là một biểu tượng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, với ý nghĩa đa dạng từ tôn giáo, triết lý đến nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Tại Việt Nam, con dê không chỉ là động vật quen thuộc trong đời sống nông nghiệp mà còn giữ vị trí biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình và kiến trúc truyền thống.

Bảo tàng – Thư viện Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình đưa di sản văn hoá đến gần hơn với du khách

Không chỉ lưu giữ ký ức, di sản văn hóa còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa người dân và quê hương, giữa du khách và những câu chuyện lịch sử tưởng như đã lùi xa. Ở thành phố du lịch biển Vũng Tàu – hành trình ấy đang được tiếp nối sáng tạo và nhân văn qua nỗ lực không ngừng của Bảo tàng – Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Top