banner 728x90

Linh thiêng Bồ Đà tự

14/01/2025 Lượt xem: 2666

Với vườn tháp cổ ngàn năm tuổi và là nơi lưu giữ bộ kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị chùa Bồ Đà (Bắc Giang) nổi tiếng là một điểm đến với đầy đủ các giá trị cảnh quan lịch sử và tâm linh.

Từ giá trị cảnh quan

Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên gọi chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà toạ lạc ở vị trí đắc địa phong thuỷ, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Với diện tích hơn 50.000 m2, lưng tựa vào núi, góc nhìn xuống làng mạc và ruộng lúa. quần thể chùa Bổ là tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hóa và Thạch Tướng Đại Vương. chia thành nội tự, vườn chùa, vườn tháp. Khu vườn chùa sum xuê hoa quả bốn mùa, đủ nhãn, vải thiều, mít, thị, sấu, chuối, na, sắn, đỗ tương...  Khu nội tự, gồm hàng chục dãy nhà, tòa nhà lớn nhỏ kiến trúc thời Hậu Lê – Nguyễn là nhà tam bảo, nhà tổ, nhà tiền tế, nhà in kinh, nhà trai, nhà khách… Điểm đặc biệt ở đây là nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, nơi chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài cây số.

Toàn cảnh quần thể chùa Bồ Đà

Điều khiến du khách ấn tượng nhấtkhi tới đây là bức tường cổ từ thế kỷ 11 bao quanh chùa, bên ngoài là rặng tre xanh rợp bóng mát. Con đường nhỏ dẫn vào cổng chùa là hai bờ tường đất phủ đầy rêu, nhuốm màu thời gian. Qua nhiều cánh cổng gỗ có mái ngói mang niên đại thời Lê là vào khu nội tự . Du khách sẽ ngỡ ngàng khi thấy một sắp đặt những bình gốm đủ loại bên một bức tường khác bằng gạch nung, ngói và tiểu sành vô cùng độc đáo. Trong khuôn viên còn có hai giếng nước có mái, cây, hoa, đá và nước, vừa mang dáng dấp của làng quê của miền Bắc đã in dấu ấn vào lịch sử và ký ức mà lại đậm chất thiền môn.

 Nét riêng của chùa Bổ Đà so với nhiều danh lam cổ tự khác chính là khu vườn tháp của chùa cũng được xây tường đất và kè đá bao quanh bảo vệ, với 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau, trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni phật tử của thiền phái Lâm Tế trong cả nước. Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía, xếp hàng hàng, lớp lớp và được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Mỗi cây ít nhất cũng an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài, tổng cộng có tất cả 1214 thi hài. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán ghi rất rõ ràng: “Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng có hình bình cam lộ trên đỉnh, tháp của ni có trên ngọn có hình hoa sen. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp mà chúng ta nhìn thấy đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc.

Khu vườn tháp cổ ngàn năm tuổi lớn nhất Việt Nam với 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau

Đến những giá trị tâm linh, lịch sử

Chùa Bồ Đà có từ thời Lý thế kỷ 11, và được trùng tu vào đời Lê, dưới triều vua Lê Dụ Tông (1705-1728). Cùng với chùa Vĩnh Nghiêm (Đức la), chùa Bổ Đà là một trung tâm Phật giáo lớn của Bắc Giang, thuộc thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có tượng thờ Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Nơi đây, từng là nơi học tập và sinh sống của hàng ngàn sư, tiểu, được biết tới là nơi đào tạo nguồn “cán bộ” cho triều đình nhà Lý. Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và bộ ván kinh Phật là một trong những bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu Á xưa là Ấn Độ và Trung Hoa có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học. Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm. Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m² để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh tại chùa được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh.

Con đường và hai bờ tường đất nhuốm màu thời gian

Hiện nay, bộ kinh tại Chùa Bổ Đà vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ nét. Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi… Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ. Tại chùa còn có rất nhiều tài liệu, hiện vật quý hiếm, ngoài hệ thống tượng Phật theo thiền phái Trúc Lâm còn có văn khắc, thư tịch cổ, đại tự, câu đối, hương án (tòa Cửu Long), hai cây đèn gỗ thời Lê, chuông đồng niên hiệu Tự Đức, mõ cá dài trên mái…

Sự độc đáo của ngôi chùa này đã thu hút hàng nghìn khách hành hương thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm. Khi du khách đến thăm Chùa Bổ có thể đồng thời đến thăm hai địa điểm du lịch nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc, đó là Thổ Hà và đền Bà Chúa Kho. Các địa điểm này chỉ cách nhau từ 3 đến 5 km.

Trung tâm Thông tin du lịch

 

Tags:

Bài viết khác

Nhà thờ Cái Bè – Di sản kiến trúc độc đáo và tráng lệ của miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với những dòng sông hiền hòa, cảnh vật yên bình và nền văn hóa đặc sắc. Trong bức tranh sông nước đó, những công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Cái Bè không chỉ là điểm nhấn về mặt thẩm mỹ mà còn mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Chùa Mèo và sự tích ‘miêu thần' cứu thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Mèo ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời với sự tích “miêu thần cứu chúa” đầy ý nghĩa.

Dinh Cô Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) – Dấu ấn kiến trúc và tín ngưỡng dân gian vùng biển

Nằm nép mình dưới chân núi Thùy Vân, hướng mặt ra biển khơi, Dinh Cô không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng của ngư dân Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Linh Sơn Cổ Tự – Trầm mặc lịch sử và tinh thần Phật giáo giữa lòng Vũng Tàu

Linh Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại số 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, không chỉ là ngôi chùa cổ nhất của vùng đất này mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời. Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Linh Sơn Cổ Tự ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết tinh tinh thần Phật pháp cùng kiến trúc truyền thống độc đáo.

Những ngôi chùa đặc biệt ở Trường Sa

Trên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa của quần đảo Trường Sa đều có màu ngói đỏ của ngôi chùa Việt thấp thoáng trong những tán cây xanh.

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TP.Hồ Chí Minh

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.Hồ Chí Minh, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định

Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.
Top