banner 728x90

Hát bội - Nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ

07/06/2024 Lượt xem: 2385

Hát bội là một trong ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Định, nơi được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng cổ.

Bình Định được xem là “cái nôi” của nghệ thuật tuồng (hát bội). Lịch sử nghệ thuật tuồng gắn liền với tên tuổi của ông tổ Đào Duy Từ và hậu tổ Đào Tấn – người góp phần hoàn thiện và nâng tầm loại hình nghệ thuật này.

Nét điển hình của môn nghệ thuật này tại Bình Định là phần hát, múa và diễn trong tuồng đất võ phải thể hiện chất võ thuật mạnh mẽ, hừng hực sức sống. Nếu hát hay mà múa không đẹp thì không thể trở thành một nghệ sĩ hát bội đúng nghĩa. Muốn múa đẹp phải học võ, không luận nam nữ, vì vậy nghệ sĩ gánh hát bội ngày xưa nếu không phải võ sĩ thì cũng là võ sinh.

Nghệ thuật hát bội len lỏi khắp mọi làng quê Bình Định qua các buổi hát lễ, hay còn gọi là hát thứ lễ được tổ chức bởi người có chức sắc trong vùng hoặc các đại hào, đại phú được lên chức, làm được nhà lớn... để tỏ lòng biết ơn. Gia chủ muốn hát thứ lễ thì phải chọn ngày giờ dựng rạp, làm lễ hát án, mặt trước của sân khấu là đôi câu liễn đối. Rạp thường dựng ở ruộng vườn, trước đình chùa hoặc miếu... nơi có mặt bằng rộng rãi cho dân xem.

Điểm đặc biệt để nhận biết và phân biệt nghệ thuật hát bội với các môn khác là các trang phục, trang sức và trang điểm của người nghệ sĩ vô cùng cầu kỳ. Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên đang diễn vai nào.

Nghệ thuật hóa trang mặt nạ hát bội vốn dĩ diễn tả diện mạo các nhân vật theo hình thức tượng trưng, nghệ sĩ phải học hỏi để tự biết cách trang điểm, vẽ mặt nạ cho chính mình theo từng vai diễn, từng loại nhân vật.

Phần nền da mặt là màu đỏ son chỉ người anh hùng trung trinh tiết liệt. Màu trắng mốc là kẻ gian thần, dua nịnh. Màu đen của người chất phác bộc trực, nóng nảy nhưng ngay thẳng, chân thực. Màu xám nhợt là người có tuổi; màu xanh ám chỉ người mưu mô xảo quyệt, yêu ma…

Lông mày cũng là một cách nhận biết nhân vật đặc biệt trong hát bội. Trong đó, màu trắng là thể hiện cho thần tiên, người cao tuổi, lông mày nét mềm mại, đơn giản là người hiền. Với nét uốn lượn, bay múa là người đắc ý, kiêu ngạo, thẳng dốc hoặc có viền đỏ thể hiện cho người nóng tính. Nét vẽ lông màu ngắn sẽ thể hiện cho kẻ gian xảo, xu nịnh.

Ngôn ngữ hình thể là một phần quan trọng để diễn tả hành động và tính cách nhân vật. Khuôn mặt của mỗi nhân vật đều được hóa trang riêng để phân biệt tính cách. Phục trang của các nhân vật tuồng gồm: áo giáp, áo thụng, áo đào văn, đai lưng... Đạo cụ thường là kiếm, đao, thương, cờ, quạt, roi ngựa, phất trần...

Ngày nay, người dân có thể xem biểu diễn tại các hát án ở các làng chài trong lễ cầu ngư hoặc lễ Vía Bà ở xã Nhơn Phong, lễ hội Nước Mặn ở Phước Quang, Tuy Phước...

Ban nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top