banner 728x90

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

21/02/2025 Lượt xem: 2353

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.

Gò tháp An Lợi được Bảo tàng An Giang phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999, được Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học TP. Hồ Chí Minh khai quật vào năm 2004. Công trình cổ này nhanh chóng trở thành tâm điểm nghiên cứu, bởi kiến trúc đặc sắc và quy mô lớn của nó. Di tích có hình chữ nhật, dài 19,2m, rộng 11,6m, cao 3,6m, được xây dựng bằng gạch và đá hoa cương, một vật liệu cho thấy kỹ thuật xây dựng tiên tiến từ thế kỷ VII - VIII. Toàn bộ công trình đặt trên nền móng đá vững chắc dày hơn 1m, giúp đứng vững trước sự tàn phá của thời gian và thiên nhiên. Ngày 26/2/2008, Gò tháp An Lợi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích khảo cổ cấp quốc gia.

Di tích Gò Tháp An Lợi, lưu giữ giá trị văn hóa bền vững của An Giang

Những gì còn lại của Gò tháp An Lợi cho thấy đây từng là một đền thờ thuộc tín ngưỡng Siva, nơi diễn ra nghi thức tâm linh quan trọng của cộng đồng Óc Eo. Các bậc thang phía đông dẫn lên tiền sảnh được xây dựng tỉ mỉ, mỗi bậc cao 4 lớp gạch, bề mặt lát đá xanh đen. Phía Tây của công trình là hậu sảnh, nơi đặt hố thờ là trung tâm nghi lễ. Xung quanh kiến trúc chính là 2 vòng tường bảo vệ, được xây bằng đá và gạch nguyên, giúp di tích giữ được sự nguyên vẹn đáng kinh ngạc dù trải qua hàng thế kỷ.

Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật quý, bao gồm linga vỡ, máng nước thiêng (Somasutra) và phiến đá chạm khắc tinh xảo. Tất cả đều góp phần khẳng định vai trò tâm linh quan trọng của di tích. Những hiện vật phản ánh tín ngưỡng của người Óc Eo và giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về nền văn minh từng phát triển rực rỡ trên mảnh đất này.

Đối với người dân địa phương, Gò Tháp An Lợi là một di tích cổ giàu giá trị văn hóa và tâm linh, gắn liền với đời sống thường nhật, những phong tục truyền thống lâu đời. Theo anh Chau Thi Đa (người trông coi di tích), trước đây người dân thường mang lễ vật đến cúng bái để cầu mong bình an và phước lành. Tuy nhiên, từ khi di tích được Nhà nước quản lý, các hoạt động này không còn diễn ra thường xuyên, góp phần gìn giữ vẻ nguyên sơ và giá trị lịch sử lâu đời di tích.

 

Giếng nước cổ cạnh di tích vẫn được người dân địa phương sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày, gắn kết với đời sống thường nhật

Hiện nay, khu vực di tích được bảo vệ bằng hàng rào kiên cố, có mã QR để cung cấp thông tin chi tiết cho du khách. Không gian xung quanh luôn được vệ sinh sạch sẽ, tạo cảm giác gần gũi và trang nghiêm. Đây cũng là điểm đến quen thuộc của nhiều đoàn du khảo và học sinh, nơi họ được tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa của di sản văn hóa Óc Eo. Theo anh Đa, việc tham quan Gò Tháp An Lợi mang lại kiến thức lịch sử và giúp nuôi dưỡng niềm tự hào, ý thức bảo vệ di sản ở thế hệ trẻ.

Du khách khi đến đây thường bất ngờ trước kỹ thuật xây dựng độc đáo và sự bền vững của công trình. So với các di tích cùng thời như Gò Cây Tung (TX. Tịnh Biên) hay Gò Năm Tước (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), Gò tháp An Lợi được đánh giá cao bởi sự nguyên vẹn và gần gũi hơn với đời sống cộng đồng. Để phát huy giá trị của di tích, anh Đa cho rằng cần cải thiện thêm cơ sở hạ tầng, mở rộng lối vào và trồng thêm cây xanh tạo cảnh quan hấp dẫn, qua đó thu hút nhiều khách tham quan.

Gò tháp An Lợi là di tích lịch sử mang giá trị kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Từ giá trị kiến trúc đến ý nghĩa văn hóa, nơi đây lưu giữ câu chuyện về sự phát triển và tín ngưỡng của cộng đồng Óc Eo qua dòng chảy lịch sử. Một chuyến tham quan đến Gò Tháp An Lợi là dịp để bạn khám phá nền văn minh cổ đại, cảm nhận vẻ đẹp bền vững của lịch sử ở vùng đất An Giang.

Nguồn: Báo An Giang

 

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa Thắng Nghiêm – Dấu ấn Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

Tọa lạc tại thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chùa Thắng Nghiêm là một công trình đặc sắc gắn liền với dòng Phật giáo Mật tông. Với lịch sử hơn một nghìn năm, chùa không chỉ là nơi hành hương của Phật tử mà còn là điểm giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc cổ Việt Nam và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

Trầm tích văn hóa ở làng cổ Hùng Lô (Phú Thọ)

Hùng Lô là một làng cổ, một vùng đất thiêng gắn với nhiều huyền tích thời Hùng Vương trên vùng Đất Tổ Phú Thọ. Nơi đây, có không gian làng cổ quần tụ bên dòng Lô Giang hiền hòa, lưu giữ kho trầm tích văn hóa, di sản đặc biệt có giá trị với những phong tục gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan và mái đình Hùng Lô cổ kính từ lâu đã đi vào tâm thức của cư dân đất Việt…

Kiến Trúc độc đáo Cung An Định xứ Huế

Nằm giữa lòng thành phố Huế, Cung An Định là một trong những công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách châu Âu kết hợp các họa tiết trang trí truyền thống cung đình. Đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương tây. Là một trong những công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng bảo vật Di tích quốc gia đặc biệt thờ Đức Vương Ngô Quyền

Từ Lương Xâm là một trong ba “linh từ” nổi tiếng thờ Đức Vương Ngô Quyền ở Hải Phòng với nhiều bảo vật, vừa được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Sự khác nhau giữa Nghè - Miếu - Am

Am thờ Phật thì trong quan niệm tâm linh, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi nó được xem như sự kết nối giữa hai thế giới, giữa hai linh hồn, giữa người âm và người dương, giữa bầu trời và mặt đất. Hơn thế nữa, bàn thờ này là biểu tượng cầu mong cho mưa gió được thuận hòa. Cũng như cầu sự may mắn, bình an với mọi người.

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Tây An Cổ Tự (An Giang): Chùa có kiến trúc kết hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam

Chùa Tây An hay Tây An Cổ Tự ẩn mình dưới chân núi Sam, mang kiến trúc giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt cổ và Ấn Độ. Cùng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình đã tạo nên vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ cho ngôi chùa. Ngoài ra, chùa Tây An còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Chùa Thiên Hưng Bình Định: "Cổ trấn Phật giáo" giữa lòng xứ Nẫu

Giữa lòng xứ Nẫu, Chùa Thiên Hưng nổi bật bởi vẻ đẹp "cổ trấn Phật giáo" với kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại.
Top