banner 728x90

Độc đáo lễ cưới của đồng bào Ve

03/01/2025 Lượt xem: 2461

Sau thời gian tìm hiểu, cặp đôi quyết định thưa chuyện với cha mẹ hai bên gia đình để tìm mai mối se duyên. Nếu mọi thứ tốt đẹp, một lễ cưới sau đó được diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống mang đậm giá trị bản sắc của đồng đồng bào Ve…

Lễ cưới của người Ve.

Ở Nam Giang, đồng bào Ve (một nhánh dân tộc Giẻ Triêng) cư trú chủ yếu ở địa bàn 2 xã Đắc Pre và Đắc Pring. Do địa bàn hiểm trở nên ngày xưa quá trình kết duyên của người Ve được tiến hành sau quá trình tìm hiểu và mai mối. Khi hai bên gia đình chấp thuận, công tác chuẩn bị cho lễ cưới được triển khai nhanh chóng, bắt đầu từ công việc chuẩn bị quà cưới.

Theo phong tục truyền thống của người Ve, ngày cưới cũng được chọn vào ngày trăng tròn. Đây được xem là ngày “trăng đôi”, có hai nửa úp lại vào nhau, rất tốt cho việc kết hôn. Bởi người Ve tin rằng, tổ chức lễ cưới vào ngày này, đôi vợ chồng sẽ không lẻ loi, đơn độc trong cuộc sống. Họ sẽ sống với nhau trọn đời như 2 mảnh trăng khép lại thành hình tròn. Thời gian chuẩn bị lễ cưới nhanh hay chậm phụ thuộc vào kinh tế của gia đình.

Để chuẩn bị quà cưới, nhà trai sắm một mâm sính lễ gồm heo, gà, cá, rượu cần, chiêng, ché… Bên nhà gái chuẩn bị củi cưới (đây được xem là công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị lễ vật cho hôn nhân của người Ve). Vì thế, ngay từ sau lễ dạm hỏi của nhà trai, con gái người Ve bắt đầu theo họ hàng đi lấy củi khô mang về nhà để bổ nhỏ. Tặng phẩm sẽ được mang đến nhà trai, thể hiện tấm lòng thành của cô dâu trong ngày cưới.

Lễ cưới của người Ve thường được diễn ra tại nhà trai. Theo phong tục, buổi sáng ngày diễn ra lễ cưới, người mai mối mời nhà gái sang nhà trai dự đám cưới. Đi đầu là người mai mối, tiếp đến là cô dâu, cha mẹ, anh em họ hàng và cuối cùng là các cô gái làm nhiệm vụ gùi củi.

Khi nhà gái đến cổng, nhà trai vẩy nước trong lần lượt lên từng người khi bước vào nhà, miệng cầu khấn cho hai bên gia đình cùng đoàn kết, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, sung túc… Sau đó, nhà trai dùng tiết heo hòa với nước suối được lấy ở thượng nguồn để nhà gái nhúng chân hàm ý xua đuổi mọi điều không tốt.

Nhà gái trước khi bước vào nhà trai đều phải nhúng chân vào ống tre có tiết heo, vòng chài rồi mới tiến vào để trao củi. Củi cưới của cô dâu được bố mẹ chồng đón nhận và đặt trong nhà.

Sau đó, củi cưới được xếp quanh nhà, trước khi thực hiện nghi thức truyền thống. Họ đặt mâm lễ cưới trước nhà, người mai mối sẽ làm chứng lời hứa của cô dâu và chú rể. Sau đó, cả hai cùng uống chung chén rượu và tiến hành nghi thức đốt ruột gà, ăn nắm cơm chung…

Theo phong tục của người Ve, trong đám cưới tùy điều kiện của nhà trai mà thường làm thịt trâu, bò, heo, gà… để thết đãi khách. Để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ nên duyên, cả họ hàng hai bên thông gia cùng nhau nhảy múa theo điệu đinh tút và trống chiêng, chung niềm vui với cộng đồng…

Theo baoquangnam.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình

Những điều cần biết về tục thờ Linga và Yoni của người Chăm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.

Các phong tục cần biết khi đến các làng bản của người dân tộc

Đồng bào các dân tộc Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung rất hiếu khách, nhưng khi du khách đến thăm làng, bản nên chú ý những điều kiêng kỵ và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp.

Nhuộm răng đen - Phong tục lâu đời của người Việt

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

Thala – nét đẹp văn hóa cộng đồng của người Khmer

Trên đường vào các phum, sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ, đi khoảng một vài cây số, ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà từ vài mét đến vài chục mét vuông, nép dưới bóng chùa hay bóng cây. Đó là các điểm dừng, nghỉ cho khách đi đường, do bà con dân tộc Khmer xây dựng. Tiếng Khmer gọi đó là các “Thala” (Schla).

Nghề làm cốm dẹp truyền thống của người Khmer (Sóc Trăng)

Cốm dẹp là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng Sóc Trăng, không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Món ăn này không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Lễ cúng Trăng - một sự kiện tôn giáo quan trọng của người Khmer.
Top