banner 728x90

Độc đáo điệu múa chuông của dân tộc Dao

22/06/2024 Lượt xem: 2461

Múa chuông là vũ điệu độc đáo trong các nghi lễ của người Dao Đỏ ở vùng cao, là làn điệu linh thiêng được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. 

Trong các nghi lễ của người Dao Đỏ, múa chuông là vũ điệu linh thiêng, thường được sử dụng trong nhiều nghi lễ truyền thống, đặc biệt, múa chuông được dùng trong lễ cấp sắc (một nghi lễ quan trọng đối với người đàn ông dân tộc Dao). Tín ngưỡng này là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng của dân tộc Dao và trở thành nhu cầu trong sinh hoạt văn hóa tâm linh, giúp người Dao gửi gắm niềm tin, ước vọng của mình. 

Trong điệu múa, chiếc chuông nhỏ bằng đồng là đạo cụ chính để tạo thành nhạc điệu nhịp nhàng, rộn ràng, khỏe khoắn. Tiếng chuông có trong hầu hết các nghi lễ truyền thống của người Dao, mỗi bài múa đều có giai điệu tiết tấu riêng và có ý nghĩa khác nhau. Trong lễ cấp sắc, điệu múa chuông sẽ do thầy cúng và trai tráng thực hiện, thường kết hợp với lời hát (lời khấn) của thầy cúng, có ý nghĩa trang trọng, linh thiêng, mang không khí vui mừng, phấn khởi. Khi điệu múa được thể hiện trong đám tang, lễ giải hạn, làm vía có ý nghĩa xua đuổi tà ma, tiễn người chết về cõi âm, chia buồn với gia chủ hoặc cầu mong những người còn sống bình an, mạnh khỏe. Điệu múa chuông khi thực hiện ở các lễ hội đầu năm để mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu; đến cuối năm là múa mừng được mùa, thay lời tạ ơn tổ tiên. 

Múa chuông là vũ điệu độc đáo của người Dao.

Mỗi điệu múa chuông có thể từ 8 - 10 người tham gia, múa càng đông càng vui. Khi múa tay trái cầm một chiếc khăn, tay phải cầm chuông để đánh nhịp. Những chiếc chuông được lắc mạnh tạo thành nhịp đều đặn, những sợi tua màu được tung lên, hạ xuống nhịp nhàng, sinh động và đẹp mắt. Cùng trình diễn các động tác múa còn có lời hát cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân bản. Một khác biệt so với nhiều môn nghệ thuật khác là người múa thể hiện từng động tác trên nền nhạc do mình thực hiện. Dù người tham gia múa khá đông, nhưng tiếng nhạc, động tác múa ăn khớp với nhau. Ngoài múa chuông, người Dao còn có các điệu múa tay không, múa lửa, múa kiếm, múa dao và múa gậy... 

Ông Triệu Kiềm Pu, xóm Lũng Chang, xã Vũ Minh (Nguyên Bình), người am hiểu về văn hóa truyền thống người Dao Đỏ cho biết: Múa chuông, múa bắt ba ba thường được diễn xướng trong những dịp lễ cầu mùa, lễ Bàn Vương, cấp sắc, trong các nghi thức của buổi lễ, điệu múa có ý ‎‎nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với anh em, họ hàng, dân bản, cầu mong mùa màng bội thu, đời sống đủ đầy. Qua đó, để con cháu hiểu thêm về nguồn cội, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, điệu múa chuông được bà con biểu diễn ở các xóm nhân dịp tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các lễ hội, lễ kỷ niệm của địa phương. Người Dao Đỏ coi múa chuông là điệu múa linh thiêng nên luôn gìn giữ, truyền dạy cho con cháu. 

Chị Bàn Thị Hiền, xã Vũ Minh chia sẻ: Gắn bó với điệu múa chuông từ những ngày còn nhỏ, tôi luôn yêu mến, say sưa với những hình ảnh, thanh âm này. Cứ mỗi lần có dịp biểu diễn tại xóm, xã, tôi và các thành viên trong đội múa chuông miệt mài tập luyện, lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 

Mỗi dịp lễ, tết, điệu múa chuông lại vang lên trên khắp các bản làng của người Dao. Múa chuông là làn điệu linh thiêng được gìn giữ qua nhiều thế hệ, cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.  

Thu Hoài/Báo Cao Bằng

 

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.

Khám phá Nét Đẹp Về Phong Tục Tập Quán Của Người Khmer

Phong tục tập quán của người Khmer đánh dấu sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của quốc gia chúng ta. Từ những nghi lễ lớn như đám cưới và lễ tang, cho đến những hình thức thường ngày. Cùng với đó là việc mặc quần áo truyền thống và ẩm thực đa dạng, mọi thứ đều mang đậm dấu ấn văn hóa riêng của họ. Điều này không chỉ làm cho văn hóa của họ trở nên đặc biệt.

Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc khác sinh sống trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, từ xa xưa người Cơ Tu đã biết tìm tòi những chất liệu sẵn có trong thiên nhiên hay thông qua trao đổi, buôn bán để có nguyên liệu làm đồ trang sức. Đối với người Cơ Tu, trang sức vừa mang nhu cầu thẩm mỹ vừa ẩn chứa những giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo…

Độc đáo cây hoa báo hiếu của người Tày Nùng

Cây hoa báo hiếu là một biểu tượng thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc sống tâm linh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Khi trong gia đình có người mất, con cháu sẽ làm cây hoa báo hiếu để tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với người đã khuất. Đây là một trong những phong tục độc đáo mà dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn gìn giữ đến ngày nay.

Chiếc gùi trong đời sống văn hóa đồng bào Tây Nguyên

Gùi - đối với đồng bào Tây Nguyên - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật như khi đi nương rẫy, đi chợ mua bán, địu con đi chơi…, mà còn là “tác phẩm mỹ thuật” được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.

Tục giải hạn "Kẻ Pác cằm" của người Tày, Nùng

Trong đời sống, con người có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: gia đình, dòng tộc, hàng xóm... Sống thế nào để hài hòa trong các quan hệ, đó là vấn đề xưa nay nhiều người đề cập đến. Sống khoan dung, độ lượng, chân thật là một trong những nét ứng xử của người Tày, Nùng. Tìm hiểu nét đặc trưng này thông qua tục giải hạn “Kẻ pác cằm” (giải lời nguyền) của người Tày, Nùng ở Cao Bằng.
Top