banner 728x90

Độc đáo cây hoa báo hiếu của người Tày Nùng

31/07/2024 Lượt xem: 2389

Cây hoa báo hiếu là một biểu tượng thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc sống tâm linh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Khi trong gia đình có người mất, con cháu sẽ làm cây hoa báo hiếu để tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với người đã khuất. Đây là một trong những phong tục độc đáo mà dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn gìn giữ đến ngày nay.

Cây hoa báo hiếu của người Tày, Nùng được làm cẩn thận, tỉ mỉ

Người Tày, Nùng ở Cao Bằng từ xưa có quan niệm, khi gia đình có người thân nằm xuống, con cháu trong gia đình sẽ phải làm hoa để báo hiếu cho người mất. Cây hoa không chỉ để tỏ lòng biết ơn đối với người đã mất, mà còn là tín vật đưa đường cho người thân sang thế giới bên kia. Những người phải làm hoa là họ hàng nội ngoại, con cháu của người đã khuất.

Cây hoa báo hiếu thường được làm bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, làm thủ công thông qua bàn tay con người. Một cây hoa báo hiếu bao gồm các nguyên liệu chính là: tre, dây thép, dây chỉ, giấy màu và bột hồ thủ công. Một cây hoa báo hiếu gồm có ba tầng tượng trưng cho vòng đời của con người, đó là sinh ra, lớn lên và chết đi. Tầng một của cây hoa báo hiếu là mâm đế chân hoa, được làm khá chắc chắn bằng một miếng gỗ vuông tầm 25 - 30 cm, ngày nay, miếng gỗ này đã được thay thế bằng các vật liệu nhẹ và dễ di chuyển hơn là bìa các tông hoặc giấy đề can. Vì là tầng đế dưới cùng, nên người Tày, Nùng quan niệm đây là tầng biểu thị cho nguồn cội, gốc rễ. Tầng hai là thân hoa với nhiều bông hoa giấy, chim muông màu sắc sặc sỡ kết thành từng dây, treo xung quanh thân hoa. Đây là tầng tái hiện cuộc sống sung túc, hòa hợp khi còn sống của mỗi người. Tầng trên cùng thường được dán giấy đỏ, cắt vẽ những hình thù về mặt trời và mặt trăng, thể hiện khát vọng sống của mỗi con người. Thông qua cây hoa báo hiếu, mỗi người lại có cách biểu đạt tình cảm riêng đối với người đã khuất. Cây hoa càng đẹp, càng trau chuốt thì tình yêu thương, quý trọng của họ dành cho người đã khuất càng nhiều. Tùy vào từng vùng miền mà những họa tiết trên thân cây hoa sẽ được biến tấu để phù hợp với tín ngưỡng và phong tục.

Theo quan niệm, mỗi người sẽ có những loại cây hoa báo hiếu khác nhau để đáp lễ với người đã khuất. Người Tày, Nùng ở Cao Bằng thì thường có ba loại cây hoa báo hiếu là: Cây hoa, cây hương và cây mâm cỗ.The

Cây hoa báo hiếu trong đám tang của người Tày, Nùng thường phân theo tầng lớp con cái, cháu chắt, anh em họ hàng nội, ngoại... Tùy theo cấp bậc, vai vế trong gia đình mà cây hoa sẽ có hình dáng to nhỏ, số vòng, dây hoa khác nhau. Cây hoa của con cả được làm cao, to hơn của các em.

Đối với con trai, con dâu cây hoa báo hiếu là loại cây mâm cỗ. Cây mâm cỗ gồm có 2 tầng hoa, 19 bông hoa kết lại với nhau thành 9 sợi dây được xâu lại vào treo xung quanh thân cây. Cây mâm cỗ có ý nghĩa là sự đền đáp, báo hiếu, lòng kính trọng của con trai và con dâu đối với cha mẹ, cảm ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, để cầu xin phúc xin lộc của cha mẹ để lại cho con cháu.

Đối với con gái, con rể cây hoa báo hiếu gồm có hai loại là cây hoa và cây hương. Cây hoa và cây hương mỗi cây gồm có 3 tầng chính, biểu thị cho vòng đời của một con người. Cây hương thì phức tạp hơn cây hoa, mỗi cây hương gồm có 120 thẻ hương, mỗi thẻ được quấn cầu kì bởi giấy màu sặc sỡ, bốn góc của cây sẽ là 4 xâu hoa, mỗi xâu gồm 12 bông hoa. Khác với cây hương, cây hoa chỉ được làm bằng hoa giấy đủ sắc màu. Mỗi cây gồm 24 dây hoa được xâu theo thứ tự khác nhau, tầng một là 11 bông, tầng hai 7 bông và tầng ba là 6 bông hoa. Cây hoa và cây hương biểu thị sự trả ơn công lao sinh thành nuôi dưỡng của con gái đối với cha mẹ cho đến khi đi lấy chồng, cầu phúc, cầu lộc của cha mẹ để lại cho con cháu.

Trong cuộc sống tâm linh của người Tày, Nùng, người đã chết là phải có cây hoa báo hiếu, nếu không có cây hoa báo hiếu thì người đó là người vô phúc, không có tín vật để đi đường. Trong trường hợp người đó không có con cái thì những cháu hai bên họ hàng sẽ là người làm cây hoa báo hiếu thay. Vì vậy, dù ở bất kỳ lứa tuổi, tầng lớp nào khi nằm xuống đều phải có cây hoa trong tang lễ của mình. Trong đám ma của người Tày, Nùng, đêm cuối trước khi ra đồng sẽ là đêm tiến hành các nghi lễ giao hoa cho người chết nhận, biết rằng mình đã nhận được những cây hoa nào, của những ai trong số con cháu mình. Những cây hoa sẽ được đưa vào làm lễ theo từng tuần và thứ tự con trai, con dâu làm lễ trước, đến hoa con gái, con rể, cuối cùng hoa của cháu ruột, họ hàng.

Khi đưa ra đồng, tất cả những cây hoa đều sẽ được con cháu trong gia đình phân công nhau cầm hết đi theo. Cây hoa sẽ đi trước quan tài. Sau khi làm lễ và hoàn tất thủ tục cuối cùng, tất cả sẽ được hóa thành tro.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, đời sống của con người cũng ngày càng được nâng cao, những phong tục, tập quán xưa cũng dần mai một theo thời gian. Tuy nhiên, dù cho xã hội có đổi thay, những phong tục cũ vẫn được gìn giữ và cải biến theo nhiều hình thức mới để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Phong tục làm cây hoa báo hiếu của người Tày, Nùng ở Cao Bằng chính là một trong những nét văn hóa độc đáo vẫn được người dân gìn giữ, bảo tồn đến ngày nay.

Theo Báo Cao Bằng

 

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.

Khám phá Nét Đẹp Về Phong Tục Tập Quán Của Người Khmer

Phong tục tập quán của người Khmer đánh dấu sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của quốc gia chúng ta. Từ những nghi lễ lớn như đám cưới và lễ tang, cho đến những hình thức thường ngày. Cùng với đó là việc mặc quần áo truyền thống và ẩm thực đa dạng, mọi thứ đều mang đậm dấu ấn văn hóa riêng của họ. Điều này không chỉ làm cho văn hóa của họ trở nên đặc biệt.

Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc khác sinh sống trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, từ xa xưa người Cơ Tu đã biết tìm tòi những chất liệu sẵn có trong thiên nhiên hay thông qua trao đổi, buôn bán để có nguyên liệu làm đồ trang sức. Đối với người Cơ Tu, trang sức vừa mang nhu cầu thẩm mỹ vừa ẩn chứa những giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo…

Chiếc gùi trong đời sống văn hóa đồng bào Tây Nguyên

Gùi - đối với đồng bào Tây Nguyên - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật như khi đi nương rẫy, đi chợ mua bán, địu con đi chơi…, mà còn là “tác phẩm mỹ thuật” được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.

Tục giải hạn "Kẻ Pác cằm" của người Tày, Nùng

Trong đời sống, con người có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: gia đình, dòng tộc, hàng xóm... Sống thế nào để hài hòa trong các quan hệ, đó là vấn đề xưa nay nhiều người đề cập đến. Sống khoan dung, độ lượng, chân thật là một trong những nét ứng xử của người Tày, Nùng. Tìm hiểu nét đặc trưng này thông qua tục giải hạn “Kẻ pác cằm” (giải lời nguyền) của người Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Độc đáo nghi thức hát Quan làng trong đám cưới của người Tày

Trong đám cưới truyền thống của người Tày, nhà trai và nhà gái sẽ giao tiếp, đối đáp với nhau bằng những bài hát Quan làng đầy tinh tế, chứa đựng tri thức văn hóa về cách ứng xử trong đời sống.
Top