banner 728x90

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia 300 tuổi ở Hải Phòng

05/11/2024 Lượt xem: 2347

Không chỉ biết đến là một trong ngôi đình thờ Đức Vương Ngô Quyền tại Hải Phòng, đình Phụng Pháp nổi bật bởi nét kiến trúc bề thế, độc đáo.

Đình Phụng Pháp tọa lạc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, thuộc quần thể các công trình tôn giáo, tín ngưỡng của làng Phụng Pháp xưa với hệ thống đình, chùa, đền, miếu được xây dựng với quy mô lớn, hoàn chỉnh và nguyên vẹn nhất của đô thị Hải Phòng ngày nay…

Đình Phụng Pháp còn có tên gọi là Đình Trung và tên chữ là Khánh Thọ Đình, là ngôi đình mang niềm vui thắng lợi và sự tốt đẹp đến cho mọi người, mọi nhà. Theo các bậc cao niên trong làng, ban đầu, đình được xây dựng ở xóm Trại, làm bằng tre nứa. Sau đình được di chuyển về xóm Trung. Đến năm Thiệu trị thứ 6 (năm Bính Ngọ 1864), đình được tu tạo bằng gỗ. Năm Tự Đức 34 (1881) và năm Bảo Đại 16 (1942), đình lại được tu tạo lại. Mới đây nhất, năm 2021, đình được tu bổ lại khang trang cho đến nay.

Về tổng thể, đình Phụng Pháp là một công trình kiến trúc nghệ thuật có kết cấu kiểu chữ “Đinh”, mặt chính quay về hướng tây, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian và hậu cung.

Trên các cấu kiện kiến trúc còn bảo lưu nhiều mảng điêu khắc tinh xảo, có giá trị mỹ thuật cao, mang những nét tiêu biểu của phong cách trang trí điêu khắc mỹ thuật trên kiến trúc gỗ thời kỳ giữa thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20.

Đình thờ Đức Vương Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc đầu thế kỷ thứ 10. Theo tài liệu lịch sử, năm 938 khi quân Nam Hán đưa quân xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã lập thủy trận tại vùng cửa sông Bạch Đằng, đánh tan đại quân địch do thái tử Nam Hán là Hoằng Tháo chỉ huy. Trong trận chiến lẫy lừng ấy, Hải Phòng được chọn là nơi tập trung binh lực và hậu cần, đồng thời là trung tâm chỉ huy của Ngô Quyền. Để ghi nhớ sự kiện vĩ đại này, nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hải Phòng, người dân lập nhiều công trình tưởng nhớ và thờ phụng Đức Vương Ngô Quyền, trong đó có đình Phụng Pháp.

Trải qua hơn 3 thế kỉ, hiện, đình Phụng Pháp còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như: bia, tượng, sắc phong cổ, kiệu, long đình, bát biểu… Với những giá trị văn hóa, kiến trúc, năm 1994, đình Phụng Pháp được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Hàng năm, lễ hội đình Phụng Pháp được tổ chức trong khoảng 16-18 tháng Giêng âm lịch. Đây là dịp để người dân địa phương ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc và thân thế, sự nghiệp của người Anh hùng dân tộc Ngô Quyền... Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng

Bên cạnh đình Phụng Pháp là chùa Phụng Pháp - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cùng được công nhận năm 1994. Cụm Đình - Chùa Phụng Pháp cùng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như Nghĩa trang liệt sĩ quận Ngô Quyền, Đền thờ Bác Hồ và Cảnh quan cây đa 13 gốc - cây di sản Việt Nam... tạo điểm du lịch tâm linh đa dạng, thu hút hàng vạn lượt nhân dân, du khách mỗi năm.

Theo Báo Lao động

 

Tags:

Bài viết khác

Lăng Ông Bà Chiểu – Ngôi đền cổ nhất Sài thành

Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất ẩn mình ở Sài Gòn phồn hoa đô hội. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, nơi đây chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của thành phố.

Tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam, dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có khó tìm

Tháp cổ Bằng An hơn 1.000 năm tuổi là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam.

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc tự, nằm bên bờ Nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ (thị xã Thuận Thành). Chùa được khởi dựng từ thời Trần Thánh Tông, từng nổi tiếng là danh lam cổ tự. Hiện chùa Bút Tháp còn lưu giữ được vẻ đẹp sơ khai, có kiến trúc độc đáo, lưu giữ nhiều bảo vật có giá trị, sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trải nghiệm du lịch tâm linh, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc.

Độc đáo ngôi miếu Nổi 300 tuổi giữa sông Sài Gòn

Miếu Phù Châu hay còn gọi là miếu Nổi (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) được xây dựng trên một cù lao giữa dòng sông Vàm Thuật – một nhánh của sông Sài Gòn.

Lẫm An Nghiệp (Phú Yên) - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

Tọa lạc tại khu phố Định Thắng 1, thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), lẫm An Nghiệp từ lâu được biết đến là một công trình kiến trúc cổ có niên đại trên 100 năm, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính của một di tích văn hóa lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi sở hữu 2 bảo vật quốc gia, diện tích lên đến 58.000m2, là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam

Đây là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là Keo trên nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

Bí ẩn về cách xây dựng kim tự tháp cuối cùng đã được giải đáp?

Chính xác thì các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập được xây dựng như thế nào bởi các kỹ sư đầu tiên của thế giới văn minh? Đây là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ qua.

10 nguyên tắc cốt lõi trong việc trùng tu di tích

Để trùng tu di tích, một công trình kiến trúc lịch sử cần tuân thủ 10 nguyên tắc cốt lõi sau: Hãy cố gắng hết sức để sử dụng tòa nhà (công trình kiến trúc) cho mục đích ban đầu của nó, khi có thể....
Top