banner 728x90

Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu

31/07/2024 Lượt xem: 2387

Cũng như các dân tộc khác sinh sống trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, từ xa xưa người Cơ Tu đã biết tìm tòi những chất liệu sẵn có trong thiên nhiên hay thông qua trao đổi, buôn bán để có nguyên liệu làm đồ trang sức. Đối với người Cơ Tu, trang sức vừa mang nhu cầu thẩm mỹ vừa ẩn chứa những giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo…

Thiếu nữ Cơ Tu đang múa điệu Ya Yá trong lễ hội với những vòng chuỗi đầy màu sắc trên cổ

Trang sức truyền thống của người Cơ Tu rất đa dạng và phong phú. Tất cả đàn ông và phụ nữ Cơ Tu đều thích đeo trang sức; đặc biệt là đeo trang sức ở cổ. Trước đây, các loại vòng đeo cổ truyền thống của người Cơ Tu rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: mã não, thủy tinh, chì, kim loại, đá, nhựa, vỏ ốc, gỗ, sừng… Ngày nay, do những biến đổi và tác động của cuộc sống từ bên ngoài nên loại trang sức đeo cổ phổ biến nhất của người Cơ Tu chủ yếu được làm từ các chất liệu mã não, thủy tinh và nhựa.

Dây chuyền cổ chủ yếu và được ưa chuộng nhất của người Cơ Tu chính là những hạt chuỗi bằng mã não. Trong bất kỳ lễ hội lớn nhỏ nào của người Cơ Tu, ta dễ dàng bắt gặp những người đàn ông, phụ nữ Cơ Tu với những chuỗi mã não trên cổ. Qua những kết quả khảo cổ học ở vùng miền núi Quảng Nam thì đá mã não đã được người Cơ Tu biết đến và sử dụng làm trang sức từ khá sớm. Vì đá mã não đẹp, bền, nhiều màu sắc bắt mắt nên nó được người Cơ Tu lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đối với đồng bào Cơ Tu, mã não là vật trang sức quý giá nhất trong các đồ trang sức. Cùng với các loại hạt cườm nhiều màu sắc thì những hạt mã não màu huyết dụ là đồ trang sức đeo cổ được nam nữ Cơ Tu ưa dùng nhất. Các cô gái trẻ hay phụ nữ, trẻ em Cơ tu đều đeo trang sức mã não. Mã não cũng là sính lễ không thể thiếu trong lễ cưới hỏi của người Cơ Tu.

Bên cạnh đá mã não, thủy tinh cũng là chất liệu phổ biến được sử dụng làm chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu. Người Cơ Tu thích trang sức bằng thủy tinh vì nó có vẻ đẹp óng ánh, sáng đẹp lại có độ phản quang. Họ thích nhất là các chuỗi thủy tinh có màu trong suốt, trắng đục, xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, nâu, da cam, đỏ tía và xám tro.

Ngoài vòng đeo cổ bằng mã não và thủy tinh, ngày nay người Cơ Tu cũng rất thích đeo các chuỗi cườm bằng nhựa trên cổ. Trước đây, người Cơ Tu thường dùng hạt cỏ, hạt cây rừng để làm chuỗi đeo, nhưng ngày nay họ mua sẵn những hạt nhựa có sẵn trên thị trường để làm phong phú thêm cách phục sức. Những loại hạt cườm làm bằng nhựa tổng hợp, giống hệt hạt cườm trắng mà người Cơ Tu mua về để dệt hoa văn trên trang phục vải. Vì hạt nhựa rẻ, dễ mua nên có người đeo đến hàng chục chuỗi hạt cườm nhựa khác nhau như màu xanh, màu đen, màu đỏ, màu vàng, màu trắng… Trong các loại màu kể trên, người Cơ Tu thích nhất là đeo những chuổi cườm nhựa màu trắng vì màu trắng gần gũi với hoa văn trên trang phục truyền thống của họ.

Nếu có dịp đến với vùng đồng bào Cơ Tu sinh sống trong những dịp lễ hội, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những cô gái Cơ Tu duyên dáng, dịu dàng và rất ấn tượng trong những bộ trang phục truyền thống với hàng chục vòng đeo cổ bằng mã não, bằng thủy tinh, bằng nhựa đủ màu sắc lấp lánh trên cổ. Những vòng đeo cổ là vật bất ly thân, góp phần làm đẹp thêm những bộ trang phục truyền thống và làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Cơ Tu.

Theo Báo Đắk Lắk

 

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.

Khám phá Nét Đẹp Về Phong Tục Tập Quán Của Người Khmer

Phong tục tập quán của người Khmer đánh dấu sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của quốc gia chúng ta. Từ những nghi lễ lớn như đám cưới và lễ tang, cho đến những hình thức thường ngày. Cùng với đó là việc mặc quần áo truyền thống và ẩm thực đa dạng, mọi thứ đều mang đậm dấu ấn văn hóa riêng của họ. Điều này không chỉ làm cho văn hóa của họ trở nên đặc biệt.

Độc đáo cây hoa báo hiếu của người Tày Nùng

Cây hoa báo hiếu là một biểu tượng thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc sống tâm linh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Khi trong gia đình có người mất, con cháu sẽ làm cây hoa báo hiếu để tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với người đã khuất. Đây là một trong những phong tục độc đáo mà dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn gìn giữ đến ngày nay.

Chiếc gùi trong đời sống văn hóa đồng bào Tây Nguyên

Gùi - đối với đồng bào Tây Nguyên - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật như khi đi nương rẫy, đi chợ mua bán, địu con đi chơi…, mà còn là “tác phẩm mỹ thuật” được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.

Tục giải hạn "Kẻ Pác cằm" của người Tày, Nùng

Trong đời sống, con người có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: gia đình, dòng tộc, hàng xóm... Sống thế nào để hài hòa trong các quan hệ, đó là vấn đề xưa nay nhiều người đề cập đến. Sống khoan dung, độ lượng, chân thật là một trong những nét ứng xử của người Tày, Nùng. Tìm hiểu nét đặc trưng này thông qua tục giải hạn “Kẻ pác cằm” (giải lời nguyền) của người Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Độc đáo nghi thức hát Quan làng trong đám cưới của người Tày

Trong đám cưới truyền thống của người Tày, nhà trai và nhà gái sẽ giao tiếp, đối đáp với nhau bằng những bài hát Quan làng đầy tinh tế, chứa đựng tri thức văn hóa về cách ứng xử trong đời sống.
Top