banner 728x90

Chiêm ngưỡng ngôi đình cổ trăm năm ở An Giang

24/12/2024 Lượt xem: 2561

Đình Mỹ Phước là di tích quý hiếm với kiến trúc độc đáo ở An Giang, lưu giữ dấu ấn lịch sử thời kỳ khai phá vùng đất Tây Nam Bộ.

Theo tư liệu tại Bảo tàng An Giang, đình Mỹ Phước (thuộc phường Mỹ Long, TP Long Xuyên) được xây dựng dưới thời triều Nguyễn nhưng chưa rõ năm. Buổi đầu, đình được xây dựng bằng các vật liệu nhẹ. Về sau, kiến trúc đình được cải tạo khang trang, tôn nghiêm hơn với tường gạch, mái ngói. Cổng chính xây kiểu tam quan, phía trên có dòng chữ "Đình thần Mỹ Phước".

Qua cổng tam quan, ở hai bên có hai miếu Sơn Quân và Hội đồng.

Năm 1903, đình Mỹ Phước được tu bổ trên diện tích 3.800m², mặt tiền hướng ra bờ sông Hậu. Xung quanh đình là các con đường Lê Minh Ngươn (chính diện), Hai Bà Trưng (hậu đình), Nguyễn Huệ (bên phải) và Phan Chu Trinh (bên trái), với hàng cây cổ thụ hai bên tỏa bóng mát.

Đình Mỹ Phước có 4 nóc lợp mái ngói âm dương xếp san sát nhau. Trên mỗi đỉnh nóc, các tượng lưỡng long tranh châu được đắp nổi, là đặc trưng trong kiến trúc đình làng Việt Nam.

Mặt trước chánh điện của Đình Mỹ Phước mang tông màu đỏ, vàng đặc trưng trong kiến trúc đình làng Nam Bộ. Bên trong, hàng cột tròn bằng gỗ căm xe chống đỡ mái đình, tạo không gian thông thoáng và thoải mái.

Các bộ bao lam, hoành phi... chạm khắc tinh xảo, đặc biệt đình còn lưu giữ sắc phong do vua Tự Đức ban năm 1852.

Gian chính thờ Thượng đẳng thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700). Trung điện thờ 18 đời vua Hùng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên gian chính là các bàn thờ Tả ban, Hữu ban, Đông hiến, Tây hiến...

Hàng năm, đình tổ chức lễ chính Kỳ Yên vào ngày 10, 11 và 12 tháng 5 âm lịch, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ Lạp Miếu diễn ra ngày 10, 11 và 12 tháng 12 âm lịch, nhằm tôn vinh đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân những người có công khai khẩn vùng đất này. Theo Bảo tàng An Giang, Đình Mỹ Phước là di tích quý hiếm, mang dấu ấn lịch sử thời kỳ mở mang vùng đất Tây Nam Bộ. Tháng 6/1995, đình được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Theo vietnamnet.vn

Tags:

Bài viết khác

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Hình tượng ‘Lưỡng long chầu nguyệt’ trong văn hóa Việt

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa cổ sở hữu một kiến trúc Phật giáo Bắc tông nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh an yên giữa lòng Sài Gòn tấp nập.

Linh vật trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Linh vật được sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý niệm và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng; góp phần quan trọng phản ánh diễn trình phát triển của nghệ thuật thuật tạo hình Việt Nam.

Chantarangsay: ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Chantarangsay hay còn có tên gọi khác là chùa Candaransi, tọa lạc tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.
Top