banner 728x90

Chiếc gùi trong đời sống văn hóa đồng bào Tây Nguyên

31/07/2024 Lượt xem: 2591

Gùi - đối với đồng bào Tây Nguyên - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật như khi đi nương rẫy, đi chợ mua bán, địu con đi chơi…, mà còn là “tác phẩm mỹ thuật” được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.

Chiếc gùi trong đời sống văn hóa đồng bào Tây Nguyên

Vật dụng hữu ích

Đến với đồng bào Tây Nguyên, chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh các cụ già, phụ nữ, đàn ông và trẻ nhỏ đeo những chiếc gùi lên nương, xuống chợ…  Họ gùi mọi thứ như củ măng lồ ô, thảo mộc, mớ lá, gốc cây, con heo, con gà… đến chợ; rồi lại gùi những gói mì tôm, chai nước, cân gạo, gói bánh… đi về.

Sinh sống trong điều kiện địa hình rừng núi, không thể dùng các phương thức vận chuyển như gánh gồng, đội, thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp với cư dân bản địa Tây Nguyên.

Đi trong rừng già, lối mòn rất nhỏ, với chiếc gùi đeo trên lưng, con dao trên tay rảnh rang, họ có thể vạch lá nâng cành trên lối đi, thậm chí có thể còn thu nhặt rau măng một cách thuận lợi. Với 2 quai gùi đeo trên 2 vai, gùi nằm phía sau lưng, chiếc gùi rất thuận tiện cho việc di dời, vận chuyển của đồng bào. Gùi theo họ lên rừng, đi rẫy, vận chuyển lúa bắp, rau măng; ra suối lấy nước; đi chợ, đi chơi, đi thăm hỏi người thân…

Có thể nói, chiếc gùi là vật dụng gắn liền với cuộc sống của đồng bào người Tây Nguyên nhất, đặc biệt là phụ nữ. Từ khi còn là đứa trẻ dăm bảy tuổi theo mẹ lên nương, các em đã học đeo những chiếc gùi trên vai. Cứ thế, chiếc gùi cùng các em lớn lên rồi lấy chồng, sinh con. Những đứa trẻ lại nằm trong gùi theo mẹ đi làm. Và, ngay cả những người phụ nữ 60, 70 tuổi vẫn cặm cụi đeo gùi trong những công việc của mình khi ra ngoài đường.

Nét văn hóa đặc trưng

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, đời sống của đồng bào đã khác trước, nhiều người đã có xe đạp xe máy, nhưng chiếc gùi vẫn là phương tiện vận chuyển khó có thể thay thế của họ. Chiếc gùi đã, đang và sẽ còn gắn bó thân thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc bản địa nơi đây. Nó sống mãi cùng thời gian, từ quá khứ, hiện tại và cả tương lai cùng những người phụ nữ bản địa nơi đây.

Tùy theo từng tộc người mà hình dáng chiếc gùi của mỗi dân tộc có cấu tạo khác nhau, trang trí hoa văn, màu sắc khác nhau. Theo đó, với cộng đồng người Mông thì chiếc gùi có kích thước, hoa văn khác cộng đồng người Raglai, người Mạ, người Ba Na, người Jrai, người S’tiêng…

Có nhiều loại hình và kiểu dáng gùi khác nhau, nhưng về cơ bản có thể chia các loại: Gùi thân tròn, một lớp, đan thưa (nan to) để dùng lấy củi, rau, măng, hoặc đựng bầu khi đi lấy nước…; Gùi thân tròn, một lớp, đan dầy (nan nhỏ) dùng để đựng (hoặc cõng) lúa gạo, bắp....; Gùi thân dẹt một hoặc ba ngăn đan dầy (thường đan bằng mây - nan nhỏ) dùng cho đàn ông khi đi rẫy, đi săn để đựng cơm, thuốc hút, ống tên… (có tác dụng như chiếc ba lô), khi đeo áp chặt vào lưng, rất thuận tiện khi luồn lách trong rừng.

Gùi luôn là vật bất li thân, đặc biệt đối với người phụ nữ, đã trở thành biểu trưng cho tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ các dân tộc Tây Nguyên. Với họ, chiếc gùi còn là niềm kiêu hãnh, là trang sức và tâm hồn của họ chứ không chỉ đơn thuần là dụng cụ để mang vác, thay thế cho đôi bàn tay như từ thủa sơ khai hàng trăm năm trước khi nó bắt đầu ra đời vậy. Nó có lẽ là một trong vài nét văn hóa đặc sắc nhất còn tồn tại đến nay trên mảnh đất này chưa bị cơn lốc của cuộc sống hiện đại cuốn đi. Dường như, không có hình ảnh nào đẹp đẽ miêu tả về phụ nữ Tây Nguyên bằng hình ảnh những chiếc gùi trên lưng họ.

Những chiếc gùi của bà con thường được làm từ tre và các loài cây thuộc họ tre, nứa và mây. Dây mây được dùng để cạp miệng và đế gùi, đan quai gùi. Đế gùi thường được làm bằng song, mây và các loại gỗ mềm. Trong quá trình đan thân gùi, người ta tạo hoa văn trang trí bằng cách đan cải hoa văn màu đen, màu đỏ (bởi các sợi nan đã được nhuộm mầu bằng nhựa cây rừng) hoặc các nan cùng màu bằng cách lật mặt cật hoặc mặt lòng để có hai màu khác nhau. Thân gùi có thể nẹp tre hoặc mây. Nẹp thân được ốp vào thân gùi bằng dây mây. Ở mỗi tộc người kích thước chiếc gùi và hoa văn trang trí trên đó cũng khác nhau, nếu không để ý kỹ, nhiều người sẽ khó lòng phân biệt được. Ví như chiếc gùi của người Mạ tại Lâm Đồng thường có hình trụ tròn thuôn nhỏ dần và được đan trơn nghĩa là không điểm xuyết thêm hoa văn, họa tiết hay các múi lượn sóng gì cả. Gùi của người S’tiêng tại vùng biên giới Đăk Nông không trụ tròn mà có dạng hình vuông trụ chéo, có những góc ở nếp làm cho nó trở nên đẹp đẽ hơn. Hơn nữa, gùi của người S’tiêng còn có cả nắp đậy nên dù nó chứa được ít đồ hơn nhưng lại tiện lợi và có nhiều công dụng hơn. Đặc biệt gùi của người Ê Đê vùng Đăk Lăk, Gia Lai là đặc biệt nhất bởi nó còn được làm từ…gỗ. Đó là những thân gỗ to được đục ruỗng ở thân, có quai để buộc dây vải thổ cẩm, đeo ngang lưng. Những loại gỗ thường được người Ê Đê dùng để chế tác gùi gồm gỗ hương, gỗ trầm. Tuy làm từ gỗ nhưng gùi của họ khá nhẹ, lại bền nên một chiếc gùi có thể dùng cả vài chục năm trời không bị hỏng như gùi bằng mây tre đan khác.

Từ những ngày nắng, ngày mưa cho tới những ngày giông gió hay sương giăng, người Tây Nguyên vẫn lặng lẽ với chiếc gùi trên vai, mặc dù nhịp sống hiện đại - với rất nhiều những công cụ khác có thể thay thế chiếc gùi - đã quét qua vùng đất Tây Nguyên từ khá lâu.
Không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, những chiếc gùi của người Tây Nguyên còn đi cả vào thơ ca, nhạc họa và phần nhiều đã trở thành thông dụng. Đặc biệt, cả những bức tượng điêu khắc của người Tây Nguyên cũng có dáng dấp của chiếc gùi. Như các loại tượng nhà mồ ở Tây Nguyên chẳng hạn. Họ đẽo các bức tượng phụ nữ, đàn ông đeo gùi quanh nhà mồ như thể hiện rằng, ngay cả ở thế giới bên kia thì đồng bào người dân tộc vẫn gắn bó với chiếc gùi như một phần không thể tách rời. Chính vì thế, nó là nét văn hóa đặc trưng, sâu sắc nhất trong tâm thức của đồng bào nơi đây.

Nguồn:quehuongonline.vn

Tags:

Bài viết khác

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình

Những điều cần biết về tục thờ Linga và Yoni của người Chăm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.

Các phong tục cần biết khi đến các làng bản của người dân tộc

Đồng bào các dân tộc Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung rất hiếu khách, nhưng khi du khách đến thăm làng, bản nên chú ý những điều kiêng kỵ và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp.

Nhuộm răng đen - Phong tục lâu đời của người Việt

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

Thala – nét đẹp văn hóa cộng đồng của người Khmer

Trên đường vào các phum, sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ, đi khoảng một vài cây số, ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà từ vài mét đến vài chục mét vuông, nép dưới bóng chùa hay bóng cây. Đó là các điểm dừng, nghỉ cho khách đi đường, do bà con dân tộc Khmer xây dựng. Tiếng Khmer gọi đó là các “Thala” (Schla).

Nghề làm cốm dẹp truyền thống của người Khmer (Sóc Trăng)

Cốm dẹp là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng Sóc Trăng, không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Món ăn này không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Lễ cúng Trăng - một sự kiện tôn giáo quan trọng của người Khmer.
Top