banner 728x90

Bài 6: Phú Mỹ xưa và nay

03/05/2024 Lượt xem: 2386

       Xã Châu Pha ngày nay gồm các ấp Tân Lễ A, Tân Lễ B, Tân Châu, Tân Trung, Tân Sơn, Tân Long, Tân Ninh, Tân Ro và Bàu Phượng; có diện tích 3.284,74 ha, dân số 10.125 người (trong đó 7,8% theo Phật giáo; 25,31% theo Thiên Chúa giáo; 0,06% theo đạo Tin Lành; 0,14% theo đạo Cao Đài và 66,69% không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác). Thế mạnh kinh tế hiện nay của Châu Pha là nông nghiệp. Các ấp Tân Lễ A, Tân Lễ B, Tân Trung phát triển nhanh hạ tầng. Ấp Tân Ro có nhiều đồng bào là người dân tộc Châu Ro.

        Xã Tóc Tiên ngày nay gồm các ấp: Ấp 1, Ấp 2, Ấp 3, Ấp 4, Ấp 5 và Ấp 6; có diện tích 3.735,2 ha, dân số ít nhất trong toàn huyện (3.216 người, trong đó 3,26% theo Phật giáo; 27,02% theo Thiên Chúa giáo; 0,4% theo đạo Tin Lành; 0,27% theo đạo Cao Đài và 69,05% không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác). Thế mạnh kinh tế hiện nay của Tóc Tiên là nông nghiệp và trồng các loại cây ăn trái, đặc biệt là nhãn.

        Xã Hắc Dịch ngày nay gồm các ấp Trảng Cát, Trảng Lớn, Ấp 1, Ấp 2 và Ấp 4; có diện tích 3.146,01 ha, dân số 9.483 người (trong đó 20,65% theo Phật giáo; 11,74% theo Thiên Chúa giáo; 0,7% theo đạo Tin Lành; 0,17% theo đạo Cao Đài và 67,01% không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác). Ấp 1 có nhiều đồng bào là người dân tộc Châuro. Thế mạnh kinh tế hiện nay của Hắc Dịch là trồng các loại cây công nghiệp, nhiều nhất là cà phê, tiêu. 

        Trước năm 1945, Hắc Dịch chỉ có khoảng hơn 30 hộ, chưa đến 200 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào dân tộc Châu Ro. Diện tích Hắc Dịch lúc đó rộng gấp 4 lần hiện tại, bao gồm toàn bộ phần đất các xã Tóc Tiên, Châu Pha, Sông Xoài, được bao bọc, che phủ bởi cánh rừng già. Đây là địa bàn chiến lược nằm giữa quốc lộ 15 (51) và Liên tỉnh lộ 2, nối Chiến khu Rừng Sác với vùng giải phóng thuộc Chiến khu Đ nổi tiếng của miền Đông Nam bộ. Đồng bào dân tộc Châu Ro tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, đã đóng góp những thành tích đặc biệt lớn lao trong hai cuộc kháng chiến; trở thành biểu tượng cho cuộc kháng chiến toàn dân - toàn diện - trường kỳ - tự lực của quân và dân Bà Rịa-Vũng Tàu.

        Trong chống Pháp, chống Mỹ các lực lượng cách mạng đã xây dựng căn cứ kháng chiến tại Hắc Dịch. Đặc biệt, trong giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965-1972), căn cứ Hắc Dịch bị đánh phá ác liệt. Trên bản đồ của địch, Mật khu Hắc Dịch là trọng điểm đánh phá mà Mỹ ngụy đã khoanh vào vùng tự do oanh kích và phi pháo với đủ loại bom napan, bom phát quang, bom bi, chất độc… Nhưng chúng hoàn toàn thất bại. Địa đạo Hắc Dịch (ở Gia Cốp), do cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đào năm 1961, dài hơn 3km nhằm bảo vệ Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Địa đạo Hắc Dịch đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cách mạng.

        Xã Sông Xoài ngày nay gồm các ấp Sông Xoài 1, Sông Xoài 2, Cầu Ri, Ấp 1 và Ấp 3; có diện tích 2.902,97 ha, dân số 6.641 người (trong đó 5,36% theo Phật giáo; 10,7% theo Thiên Chúa giáo; 0,55% theo đạo Tin Lành; 0,67% theo đạo Cao Đài và 82, 72% không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác). Ấp Sông Xoài và ấp 1 có nhiều đồng bào là người dân tộc Châu Ro. Thế mạnh kinh tế của Sông Xoài là trồng cây công nghiệp, nhiều nhất là cà phê, tiêu và các loại cây ăn quả dài ngày.

        Thị xã Phú Mỹ có khá nhiều loại hình tôn giáo. Với số dân hơn 92 ngàn người, cơ cấu tôn giáo được chia ra như sau: 17,04% theo Phật giáo; 35,26% theo Thiên Chúa giáo; 0,4% theo đạo Tin Lành; 0,55% theo đạo Cao Đài; 0,01% theo đạo Hòa Hảo, gần 200 người theo Hồi giáo và 46,74% không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác. Thị xã Phú Mỹ có tỷ lệ dân theo Thiên Chúa giáo khá cao, có thể nói có tỷ lệ cao nhất trong tỉnh. Phần lớn đồng bào theo Thiên Chúa giáo có nguồn gốc từ miền Bắc, di cư vào đây sau Hiệp định Giơnevơ (1954). Điều này phản ánh quá trình hình thành dân cư trong hoàn cảnh riêng của vùng đất này.

Đào Quốc Thịnh (biên soạn)

 

Tags:

Bài viết khác

Lẫm An Nghiệp (Phú Yên) - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

Tọa lạc tại khu phố Định Thắng 1, thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), lẫm An Nghiệp từ lâu được biết đến là một công trình kiến trúc cổ có niên đại trên 100 năm, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính của một di tích văn hóa lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi sở hữu 2 bảo vật quốc gia, diện tích lên đến 58.000m2, là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam

Đây là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là Keo trên nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

Bí ẩn về cách xây dựng kim tự tháp cuối cùng đã được giải đáp?

Chính xác thì các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập được xây dựng như thế nào bởi các kỹ sư đầu tiên của thế giới văn minh? Đây là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ qua.

10 nguyên tắc cốt lõi trong việc trùng tu di tích

Để trùng tu di tích, một công trình kiến trúc lịch sử cần tuân thủ 10 nguyên tắc cốt lõi sau: Hãy cố gắng hết sức để sử dụng tòa nhà (công trình kiến trúc) cho mục đích ban đầu của nó, khi có thể....

Vẻ đẹp thanh tịnh của di tích quốc gia kiến trúc cổ ở Thái Bình

Có vị trí ngay gần quốc lộ 10, di tích quốc gia ở Thái Bình mang vẻ đẹp thanh tịnh cùng nhiều hạng mục kiến trúc cổ kính.

Đình Thượng – Điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc

Miền đất sơn thủy hữu tình xã Yên Trị (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) có một di tích lịch sử, địa điểm văn hóa du lịch tâm linh không thể bỏ qua, đó là đình Thượng.

Bài 12: Phú Mỹ ngày nay đã trở thành đô thị cảng biển, công nghiệp hiện đại

Thị xã Phú Mỹ là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi có tuyến đường quốc lộ 51 và con sông Thị Vải chạy dọc, nối thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai với thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

Bài 11: Phú Mỹ xưa và nay

Trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn Phú Mỹ đã có nhiều đóng góp quan trọng về sức người, sức của, trực tiếp tham gia chiến đấu và che chở nghĩa quân kháng chiến. Điều đó phần nào nói lên sự đoàn kết chiến đấu ngoan cường, quyết không cho kẻ thù xâm lược tấc đất cha ông của quân dân Bà Rịa-Vũng Tàu.
Top