banner 728x90

Bài 5: Lễ hội Phủ Suối Mỹ Quan, một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân xã Hà Vinh cần được giữ gìn

09/04/2024 Lượt xem: 2723

Theo truyền thống, lễ hội Phủ Suối Mỹ Quan được tổ chức 3 ngày từ 17 đến 19 tháng 3 Âm lịch. Tại lễ hội có đủ hai phần lễ và phần hội.

* Phần lễ: Gồm có lễ rước kiệu và lễ tế, thời gian bắt đầu từ 7h30 phút đến 11h00. Thanh Hóa có 48 nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh.

+ Lễ rước kiệu: được bắt đầu từ Phủ Suối rước về đình làng Mỹ Quan, sau đó quay về sân Phủ. Lực lượng tham gia gồm: Đoàn tiêu binh khoảng 40 người, khiêng bộ chấp kích 04 người, đoàn khiêng kiệu 08 người, vác lọng 04 người, đội tế 12 người. Tất cả những người tham gia đoàn rước kiệu được lựa chọn rất khắt khe, cẩn thận, gia đình trong năm có chuyện tang cớ không được tham gia đoàn rước kiệu. Trình tự đi rước kiệu: Kiệu đi trước, lọng đi hai bên, chân kiệu, chấp kích, giá chấp kích và 60 tiêu binh, bà con nhân dân trong xã và các vùng lân cận theo sau.

+ Lễ tế: Khi đoàn rước kiệu về đến Phủ thì đặt kiệu bên phía bên phải và đưa ngai thờ, bài vị đặt trước, bộ chấp kích đặt đối xứng hai bên ngai thờ và bài vị sau đó đội tế nữ quan mới được thực hiện các nghi thức tế với 3 tuần tế. Thời gian tế khoảng hai tiếng đồng hồ cùng với lễ tế chính thức của Chủ tế, lễ đọc chúc văn và lễ hóa chúc văn. Sau khi tế xong là lễ hạ lễ và kết lễ bằng một hồi trống do Ban tổ chức thực hiện.

* Phần hội: Nếu như phần lễ là phần đạo, thể hiện sự linh thiêng và trang

trọng thì phần hội là phần đời, phần hiện thực. Ở đó mọi người sống hết mình, không phân biệt giới tính, đẳng cấp, tuổi tác. Các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội là dịp để nhân dân các làng trong xã thi thố tài năng, thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn, tài trí về tinh thần với các trò chơi như làm cho không khí ngày hội rất vui vẻ, việc tế lễ trở thành ngày hội làng có sức cuốn hút hàng ngàn người tham gia. Ngoài ngày lệ, thì các ngày rằm, mồng một Âm lịch, phủ vẫn liên tục có người đến hành lễ tâm linh.

Hiện nay chưa tìm được tài liệu cho biết về lịch sử khởi dựng Phủ Suối. Theo nội dung sắc phong còn lại có niên đại vào năm Khải Định thứ 9 (1924), lời kể của các cụ cao niên 13 và đối sánh với những cứ liệu lịch sử, sự tích về những hoạt động của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại khu vực Phố Cát - Sòng Sơn cho chúng ta những gợi mở về lịch sử ra đời của phủ Suối.

Các cụ: Ngô Xuân Thược 91 tuổi, Bùi Văn Thành 83 tuổi, Trương Văn Tiêm 83 tuổi, Phạm Bảo Vệ 79 tuổi, Lã Đức Nam 68 tuổi, Ninh Quang Kệ 68 tuổi, Vũ Quốc Ngữ 68 tuổi, Bùi Đình Tại 66 tuổi, làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung cho biết: Phủ Suối có lịch sử xây dựng hàng trăm năm và việc thờ phụng vị thần đã thành tục lệ truyền thống của nhân dân nơi đây, được triều đình phong kiến sắc phong ghi nhận. Có ý kiến cho rằng Phủ Suối có thể được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Tuy nhiên, theo dấu ấn kiến trúc phần Hậu cung của Phủ (trước khi bị dỡ bỏ) được xây theo kiểu cuốn vòm nên có thể đến thời Nguyễn thì Phủ đã được tu sửa lại, bởi kiểu thức kiến trúc cuốn vòm mang phong cách thời Nguyễn.

Phỏng vấn cụ Ngô Xuân Thược (91 tuổi) và cụ Nguyễn Văn Thành (Chi hội trưởng Người cao tuổi) thôn Mỹ Quan Phủ Suối, Hà Vinh, Hà Trung, Thanh Hoá.

Phỏng vấn cụ Ngô Xuân Thược (91 tuổi) và cụ Nguyễn Văn Thành (Chi hội trưởng Người cao tuổi) thôn Mỹ Quan Phủ Suối, Hà Vinh, Hà Trung, Thanh Hoá.

Theo các cụ cao niên làng Mỹ Quan 14 kể lại thì trước khi Phủ bị phá vào những năm 1952-1953, di tích có kết cấu kiến trúc theo kiểu Tiền Nhất Hậu Đinh, gồm có các ngôi nhà: Tiền Đường, Trung đường và Hậu cung. Tiền đường: Được cấu tạo bởi 6 vì kèo gỗ tạo thành ngôi nhà 5 gian hai chái, cửa cuốn để trống, không có cánh cửa. Kết cấu bởi 6 vì kèo gỗ được chạm trổ các linh vật (Long, Ly, Quy, Phượng), mái lợp ngói mũi. Trung đường: Là ngôi nhà 5 gian được kết cấu theo kiểu thu hồi bít đốc với 4 vì kèo gỗ được chạm trổ các linh vật theo cụm đề tài Tứ linh, mái lợp ngói mũi. Hệ thống cửa được làm theo kiểu thượng song hạ bản. Hậu Cung: Được kết cấu dọc theo lối kiến trúc cuốn vòm, không có vì kèo. Từ Trung đường thông với Hậu cung được xây 2 trụ với 3 cửa cuốn vòm không có cánh. Trong đó cửa giữa lớn hơn, là nơi để hương án với bát hương thờ Công đồng, còn hai cửa bên nhỏ hơn, là lối đi ra vào Hậu cung. Trụ cột được trang trí hoa văn bằng đường gờ chỉ, bên trên đắp hình đấu bát, hai bên treo đôi câu đối bằng chữ Hán có nội dung:

“… Yểu điệu Mỹ nhân Thiên hạ hữu

Anh linh thần nữ thế gian vô …

Vào những năm 1952-1953, Phủ Suối bị phá, hệ thống đồ thờ, tượng, sắc phong bị thất tán nhiều nơi, gỗ lạt, gạch ngói mang đi xây dựng các công trình phúc lợi khác. Đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Phủ Suối đã được bà con dân làng đóng góp vật liệu xây dựng lại. Công trình gồm có: Nhà Tiền đường, Trung đường và Hậu cung; lầu cô Chín. Nhà Tiền đường 5 gian được xây bằng gạch vữa, vì kèo suốt bằng thanh sắt chữ V, gác chếnh, mái lợp ngói mũi. Nhà Tiền đường có kích thước chiều dài 11m, chiều rộng 4,5m; hiên 1m; được mở 3 cửa, cánh cửa pa nô bằng gỗ tạp. Nối nhà Tiền đường với nhà Trung đường là hệ cửa cuốn vòm gồm có 3 cửa, trong đó cửa giữa lớn hơn, là nơi đặt ban thờ Công đồng; hai cửa bên nhỏ hơn, là lối ra và vào cung trong. Nhà Trung đường 3 gian cũng được xây bằng gạch vữa, vì kèo bằng bê tông cốt thép; Mái ngoài cũng được lợp ngói hòa bình. Kích thước nhà trung đường có chiều dài 7m; chiều rộng 3,3m; Từ trung đường vào Hậu cung được trổ 3 cửa để thông, cửa giữa cũng đồng thời là nơi đặt Ban thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu. Hậu cung được nối thông từ trung đường bằng 3 cửa cuốn vòm, kết cấu theo chiều dọc hai mái; kích thước chiều dài 4,9m; chiều rộng 3,1m; rui mè, đòn tay được làm bằng tre luồng, bên ngoài lợp ngói. Tất cả tường bao cũng được xây dựng bằng gạch vữa, quét vôi ve. Bên trong có trang trí các họa tiết hoa văn rồng phượng cách điệu, màu sắc sặc sỡ phù hợp với không gian thờ Mẫu. Bên hồi phía Bắc, sát chân núi được xây một lầu thờ cô Chín. Công trình này cũng được xây dựng bằng gạch vữa, mái lợp ngói mũi, nền được lát gạch hoa kiểu mới.

Theo nội dung của Sắc phong có niên hiệu Khải Định năm thứ 9 cho biết: Phủ Suối là nơi thờ chính của Mã Hoàng công chúa Liễu Hạnh cùng với hai cô Quỳnh Hoa và Quế Hoa công chúa. Tuy nhiên, ở Phủ Suối cũng được phối thờ thêm một số vị thần khác theo tín ngưỡng Tam phủ. Tính từ vách hậu cung ra gồm có các ban thờ sau:

- Ban thờ thứ nhất (Hậu cung): Là nơi đặt tượng Tam Tòa Thánh Mẫu (gồm có tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh mặc trang phục màu đỏ ngồi giữa; tượng Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, mặc trang phục màu xanh; Tượng Mẫu Đệ Tam Thoải phủ trong trang phục màu trắng).

- Ban thờ thứ 2 (Trung đường) là ban thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, Ngọc Hoàng được gọi làVua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đấng thần chủ tối cao nên được thờ trong phủ thờ Thánh Mẫu và Nam Tào – Bắc Đẩu và Phủ Suối làng Mỹ Quan cũng thờ như thế.

- Tiếp đến ban thờ thứ 3 (Trung đường) là ban thờ Ngũ Vị Tôn ông hay còn gọi là Ngũ vị Quan lớn. Trong các ban thờ Tứ Phủ thì phía trước ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn đặt 5 bức tượng của Ngũ vị tôn quan (Ngũ vị quan lớn) với trang phục của các vị lần lượt là màu đỏ, màu xanh lá cây, màu trắng, màu vàng và xanh tím. Ngũ vị tôn quan trong tín ngưỡng thờ Tứ Phủ được tính từ quan Đệ Nhất đến quan Đệ Ngũ (gồm Quan Đệ Nhất Thượng Thiên; Quan Đệ Nhị Giám Sát; Quan Đệ Tam Thoải Phủ; Quan Đệ Tứ Khâm Sai và Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh).

- Lầu thờ Cô Chín Cửu Tỉnh (Cô Chín Giếng) Bên phía hồi phải của Phủ chính (sát chân núi) còn có lầu thờ Chầu Chín Cửu Tỉnh (tức là cô Chín Giếng). Đây chính là Quỳnh Hoa Công Chúa, một tiên cô có tài phép, theo hầu Mẫu Liễu Hạnh.

Theo kết cấu nền móng bê tông của Phủ Suối hiện nay thì công trình gồm có các hạng mục sau: Tiền đường, Trung đường và Hậu cung. Toàn bộ công trình chính là hướng Đông theo hướng của các công trình trước kia. Kiến trúc công trình được thiết kế theo hình thức Tiền nhất (-) Hậu Đinh (J). Tiền đường có kích thước chiều dài 13,2m x 9,3m; Có hành lang phía trước. Bố cục nhà với 5 gian hai chái. Giữa gian Tiền đường và Trung đường là khoảng sân Thiên tỉnh có kích thước 3,8m x 9,4m. Trung đường và Hậu cung kiến trúc theo hình chữ Đinh (J). Trung đường có kích thước 13,2m x 7,7m. Hậu cung có kích thước 6,42m x 5,6m. Ngoài ra, trong khuôn viên di tích hiện nay có một ngôi nhà 3 gian nhỏ làm nơi sinh hoạt của thủ từ. Hiện nay hệ thống thờ tự đang được bảo quản và thờ tự tạm thời trong ngôi nhà này.

Các hiện vật tại Di tích: Hương án1, Bát hương1, Tượng tam tòa Thánh Mẫu, Mâm Bồng1, Bát hương sứ2, Đài nước1, Bình hoa sứ, Hương án2, Mâm bồng2, Bát Hương2, Đài nước2, Bát Hương sứ3, Lư hương, Tượng ngũ vị tôn ông, Tượng Ngọc Hoàng, Tượng Nam Tào, Bát hương đồng, Tượng Bắc Đẩu, Bàn gỗ, Giá chiêng…, Khám thờ1, Bát hương sứ4, Tượng cô1, Đài nước3, Khám thờ2, Bình hoa, Tượng cô2, Bàn loan, Khám thờ3, Đế cắm lộng, Tượng Mẫu Thoải…

(còn nữa….)

 

Tác giả Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top