banner 728x90

BÀI 3: PHỦ SUỐI MỸ QUAN, DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, DANH THẮNG CẦN ĐƯỢC ĐẦU TƯ

04/04/2024 Lượt xem: 2412

Không chỉ tham dự lễ hội ngày 18/3, bất kỳ ai về thăm Phủ Suối Mỹ Quan, thuộc xã Hà Vinh, huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, nơi linh địa thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh một lần thôi, đều say lòng bởi vẻ đẹp của vùng đất linh thiêng sơn thủy hữu tình này.

Phủ suối Mỹ Quan nằm ở sát chân núi phía nam của dãy Tam Điệp, thuộc làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh, tọa lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng, dưới tán cây cổ thụ xanh mát. Nơi đây thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh và tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Quang Trung, đã từng dừng chân trên mảnh đất này để chuẩn bị kế sách, quyết định phương lược trước khi hành quân thần tốc tiến quan ra Bắc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Di tích Phủ Suối nằm trong quần thể di tích danh thắng của xã Hà Vinh gồm chùa Thanh Vân tự (hay còn gọi là chùa làng Mỹ Quan); đình làng Mỹ Quan; đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh.

Ông Mai Hồng Cường - Chủ tịch UBND xã Hà Vinh nhấn mạnh: Với tổng diện tích của Phủ Suối là 6,3 ha, Ban Quản lý Di tích Phủ Suối đang tích cực triển khai lập hồ sơ quy hoạch tổng thể và chi tiết để từng bước tu bổ, tôn tạo lại khu di tích cho khang trang bề thế như vốn có của nó. Việc đầu tư tìm hiểu nghiên cứu, trùng tu tôn tạo, thu hút khách tham quan du lịch là một hướng phát triển tốt làm cho làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh nói riêng và huyện Hà Trung nói chung, ngày càng giàu đẹp hơn trong tương lai.

Cụm di tích Phủ suối và Chùa Mỹ Quan được xếp hạng cấp tỉnh là di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tại Quyết định số 143/VHQĐ ngày 27/7/1996. Thực hiện việc kiểm tra nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học. Di tích lịch sử Phủ Suối thuộc cụm di tích Phủ Suối, chùa Mỹ Quan, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung để cấp đổi bằng cho di tích theo công văn số 3220/SVHTTDL-DSVH ngày 21/9/2020 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì di tích Phủ Suối được tách ra khỏi Cụm di tích, di tích có tên gọi là Di tích lịch sử Phủ Suối, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Phủ Suối nằm ở dưới chân núi phía nam của dãy Tam Điệp, thuộc địa phận làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh, phủ được xây bên cạnh dòng suối ngầm bắt nguồn từ trong lòng núi đá chảy ra, vì thế mà di tích có tên gọi là Phủ Suối. Ngoài ra không còn tên gọi nào khác.

Phủ Suối hiện nay thuộc làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất Mỹ Quan thuộc huyện Tư Phố nằm trong bộ Cửu Chân của nhà nước Văn Lang thời kỳ các Vua Hùng dựng nước. Nó có vị trí quan trọng không chỉ về mặt địa lý mà còn cả trên các mặt kinh tế, văn hóa của quận Cửu Chân. Dưới thời Tam Quốc – Lương Tấn – Nam Bắc triều (từ năm 210 -581), Thanh Hóa vẫn được gọi là quận Cửu Chân, mảnh đất Mỹ Quan - Hà Vinh (Hà Trung) thuộc huyện Kiến Sơ. Thời thuộc nhà Tùy - Đường (581 - 905), vùng đất Hà Trung trong đó có xã Hà Vinh lại thuộc về huyện Nhật Nam.

Đến thời kỳ độc lập, dưới các triều Đinh – Tiền Lê – Lý, Đinh Tiên Hoàng đã chia cả nước thành 10 đạo. Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), nhà Lý đổi 10 đạo thành 24 lộ, châu Hoan, châu Ái làm trại. Vào cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, nhà Lý đổi châu Ái thành phủ Thanh Hoá, Hà Trung vẫn là vùng đất thuộc huyện Sùng Bình và Nhật Nam, dưới huyện là các xã, hương, trang ấp. Làng Mỹ Quan lúc này có tên gọi là Hợp Hòa trang. Thời Trần – Hồ, dưới đời vua Trần Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái năm thứ 10 (1397), đổi phủ Thanh Hoá làm trấn Thanh Đô (gồm 7 huyện và 3 châu), vùng đất Mỹ Quan, Hà Vinh huyện Hà Trung thuộc về huyện Tống Giang. Thời thuộc Minh, đổi trấn Thanh Đô thành phủ Thanh Hóa, vùng đất Hà Trung vẫn được gọi là huyện Tống Giang. Đến thời Lê Trung Hưng, trong những năm (1729-1740) được đổi thành huyện Tống Sơn. Dưới thời Nguyễn huyện Tống Sơn thuộc phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, bao gồm 4 tổng, 62 hương, xã, thôn, trong đó thôn Mỹ Quan thuộc tổng Đông Bạn.

Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Mỹ Quan vẫn thuộc tổng Đông Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung. Sau Cách Mạng Tháng 8, đơn vị hành chính cấp tổng bãi bỏ, từ năm 1946 đến năm 1954, làng Mỹ Quan thuộc xã Tống Giang, huyện Hà Trung. Từ năm 1954 đến 1977, làng Mỹ Quan thuộc về xã Hà Vinh, huyện Hà Trung. Từ 1977 – 1982, Mỹ Quan, Hà Vinh thuộc huyện Trung Sơn (vì thời kỳ này hai huyện Nga Sơn và Hà Trung được sáp nhập thành huyện Trung Sơn). Từ khi tách 2 huyện Nga Sơn và Hà Trung đến nay thì xã Hà Vinh thuộc về huyện Hà Trung.

Trang Mỹ Quan xuất hiện trong các tài liệu chính thống, được ghi chép trong Văn Bia chùa Thanh Vân tự dưới thời Lê Trung Hưng. Vì dòng chữ ghi niên đại bị mất, chỉ biết là chùa trùng tu vào năm Ất Hợi. Vì kiêng huý chúa Trịnh Giang (1711-1762), ở ngôi từ (1729-1740) nên huyện Tống Giang được đổi thành huyện Tống Sơn

Ngày nay, Mỹ Quan là một trong 7 làng của xã Hà Vinh, gồm có: Mỹ Quan, Đại Lợi, Lương Thôn, Đông Vinh, Quý Vinh, Tây Vinh và Đông Thị. Làng Mỹ Quan phía bắc giáp núi Tam Điệp, phía đông và nam giáp với sông Hoạt, phía tây giáp làng Dừa và làng Lương Thôn.

Đến tham quan Khu Di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Phủ Suối làng Mỹ Quan ngày nay, du khách có thể đi đường bộ, từ thành phố Thanh Hoá trên quốc lộ 1A về phía bắc 40 km đến ngã tư thị xã Bỉm Sơn, rẽ phải theo về phía đông khoảng 5km đến ngã tư Năm Tầng, tiếp tục rẽ phải theo hướng nam đi khoảng 1 km nữa là đến bờ phía nam của sông Tam Điệp. Theo con đường của bờ sông này đi khoảng 4km nữa là nhìn thấy Phủ Suối, du khách có thể đi bằng các phương tiện ô tô, xe máy một cách dễ dàng để đến được di tích.

Thạc sĩ Phùng Quang Trung và du khách thập phương

(còn nữa…)

Tác giả Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top