banner 728x90

Bài 3: Di tích lịch sử núi Dinh

14/04/2024 Lượt xem: 2402

Ngày 15/5/1970 pháo địch bắn liên tục vào căn cứ của Thị ủy Bà Rịa ở Hang Dơi. Tiếp đó, tháng 6/1970 biệt kích Úc lại càn quyết vào căn cứ huyện Châu Đức, chúng chốt lại 2-3 ngày để lùng sục khắp nơi. Khi phát hiện được khu căn cứ của ta chúng điều một tiểu đoàn Úc đến bao vây chặt khu vực này. Để bảo tồn lực lượng, cán bộ chiến sĩ ta rút xuống hang sâu cố thủ. Địch dùng thuốc nổ, lựu đạn cay bắn vào miệng hang, anh em chịu đựng suốt cả một ngày liền. Đến đêm 12 đồng chí đã bí mật rút khỏi hang để tìm về được căn cứ huyện ủy. Suốt 1 tuần lễ lính Úc dùng xăng bột đốt cháy toàn bộ khu vực này, chúng dùng thuốc nổ lựu đạn cay bắn vào miệng hang…

Ở hậu phương địch lục soát gắt gao, nhân dân bị kiểm soát từng búi tóc, lai quần, lai áo đều bị sổ tung mỗi lần ra ấp chiến lược. Các má, các chị đã bằng mọi cách che giấu qua mắt địch. Mỗi lần ra rẫy, bà con cơ sở thường mặc 2, 3 bộ quần áo để chuyển vào căn cứ cho cán bộ và du kích, có lúc phải giấu từng lon gạo, lon muối vào cán cuốc, cán rựa mới mang ra rừng được. Nhiều bà con như ông Bẩy cây, Ba cây, hai Thanh, Nguyễn Kim Châm vừa cung cấp tình hình hoạt động của địch vừa cung cấp đạn dược, thuốc men. Ông bà Hoa ở ấp Hương Sơn (Long Hương) tổ tưởng thu góp lúa gạo, vợ chồng ông Ba Hường tiếp tế thuốc men, Tết năm nào cũng tìm cách chuyển lương thực, thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ ăn Tết ở căn cứ Núi Dinh.

Cuối năm 1970, Mỹ - Úc tiếp tục mở cuộc càn quét dài ngày, chúng thực hiện ủi rừng thành từng ô, chia cắt địa hình từ lộ 15 đến núi Dinh để "khai hoang lập ấp" quyết tìm cho được cơ quan đầu não, lực lượng vũ trag của huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa để tiêu diệt căn cứ. Huyện ủy Châu Đức chuyển về suối Châu Pha. Đánh hơi được cơ quan huyện ở đây, giặc Úc lại càn vào khu căn cứ Châu Pha theo sát từng bước chân của cán bộ chiến sĩ. Lúc này gạo muối không còn, 5 ca thương binh không đủ thuốc men chữa trị. Bọn thông tin địch ngồi trên máy bay ngày đêm ra rả gọi tên cán bộ chiến sĩ ra đầu hàng.

Có ngày ta phải rời căn cứ 4-5 lần. Trong tình thế đó, căn cứ huyện phải dời lên đóng ở trên núi, trên đỉnh và dưới chân núi đều bị bọn Úc phong tỏa. Những ngày này, anh em trinh sát phải bung ra tách căn cứ 200-300 m để canh gác và kiếm lá rau rừng về ăn.

Một thời gian rau rừng cũng cạn dần. Ở ngay căn cứ có 1 loại cây có trái giống như hạt đậu phộng, thấy chim chóc ăn được anh em lấy ăn vì vậy gọi căn cứ là Sơn Bí. Ngoài ra anh em còn phải ăn củ chuối, mùng tơi đất, đọt đát, măng nứa, măng le, lá xâm cát…

Đến tháng 6 năm 1971 căn cứ Huyện Ủy Châu Đức dời về Hang Dơi cán bộ đảng viên, đội biệt động chia làm 3 cánh quân bám địa bàn và quần chúng để củng cố cơ sở phát triển lực lượng.

Tháng 9/1971 căn cứ huyện Châu Đức chuyển về xứ Châu Pha năm 1972-1975 căn cứ Thị ủy Bà Rịa chuyển về chùa Diệu Linh vừa bám trụ vừa hoạt động.

 Ngày 20/4/1975 đồng chí Lê Minh Nguyện Phó bí thư Tỉnh Ủy Bà Rịa Long Khánh về triển khai kế hoạch tổng tiến công trổi dậy cao Huyện ủy Châu Đức và Thị ủy Bà Rịa tại căn cứ Châu Pha (Núi Dinh) với quyết tâm "huyện giải phóng huyện", "xã giải phóng xã" các đồng chí Huyện ủy và Thị xã Bà Rịa nhanh chóng tới các địa bàn được phân công triển khai kế hoạch tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Thị ủy Bà Rịa chuyển căn cứ xuống đất bằng gần khu trường bắn Núi Dinh. Chiều 27/4/1975 toàn Huyện và Thị xã hoàn toàn giải phóng.

(còn nữa…)

Đào Quốc Thịnh

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top