banner 728x90

BÀI 2: Lễ hội Phủ Suối Mỹ Quan (18/3 âm lịch)

03/04/2024 Lượt xem: 2549

Phủ Suối Mỹ Quan (xã Hà Vinh,  huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa) tọa lạc trên một khu đất rộng rãi thoáng đãng, dưới những tán cây cổ thụ xanh mát, giữa không gian đồng ruộng bát ngát mía, ngô thanh bình, yên ả. Không chỉ vậy, phủ Suối còn nằm trong quần thể di tích thắng cảnh của dãy Tam Điệp - Bỉm Sơn chạy ra cửa biển Thần Phù xưa theo tuyến sông Hoạt. Phủ Suối cách Đền Sòng, Chín Giếng về phía Tây khoảng 7 km theo chim bay, cách chùa Thanh Vân trong bán kính chưa đầy 1 km; theo đường thủy trên sông Hoạt khoảng 3-4 km là đến cụm di tích thắng cảnh của động Lục Vân thơ mộng và bên bờ nam là đền thờ Áp Lãng Chân Nhân La Viện và không xa là đến động Bạch Á đã được các tao nhân mặc khách đề thơ trên vách núi... Tất cả đã tạo cho vùng này một không gian văn hóa, lịch sử đậm nét, có sức hấp dẫn đối với nhân dân địa phương, du khách thập phương đến thăm và tìm hiểủ.

Tên Phủ Suối được người dân xã Hà Vinh, huyện Hà Trung giải thích một cách đơn giản rằng do phủ nằm sát chân núi phía Nam của dãy Tam Điệp thuộc làng Mỹ Quan. Đây là phủ thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh, phủ được xây dựng bên cạnh dòng suối ngầm bắt nguồn từ trong lòng núi đá chảy ra, vì thế mà di tích có tên gọi là Phủ Suối. Phủ Suối nằm trong bộ Cửu Chân của nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước, vào thời kỳ đó Mỹ Quan trang thuộc huyện Tư Phố đã có vị trí trọng yếu không chỉ về mặt vị trí địa lý mà còn cả trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của quận Cửu Chân. Dưới thời Tam quốc – Lương Tấn – Nam Bắc Triều (từ năm 210 – 581). Thanh Hóa vẫn được gọi là quận Cửu Chân, mảnh đất Mỹ Quan – Hà Vinh (Hà Trung) thuộc huyện Kiến Sơ. Thời thuộc nhà Tùy – Đường (581 – 907), vùng đất Hà Trung trong đó có xã Hà Vinh lại thuộc về huyện Nhật Nam. Dưới triều Đinh – Tiền Lê – Lý. Năm Thiên Thành thứ 2 (1029), vua Lý Thái Tông đổi châu Ái thành phủ Thanh Hóa, Hà Trung vẫn là vùng đất thuộc huyện Sùng Bình và Nhật Nam, dưới huyện là các xã, hương, trang ấp. Làng Mỹ Quan có tên gọi là Hợp Hòa trang. Thời Trần – Hồ, vua Trần Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái năm thứ 10 (1889-1907).

Theo các cụ cao niên truyền lại thì Phủ Suối trước kia có hàng chục đạo sắc của các triều vua ban tặng nhưng khu phủ bị phá thì hệ thống sắc phong cũng như đồ thờ tự bị thất tán. Hiện nay, chỉ còn lại 1 đạo sắc ngày 25 tháng 7, niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Phủ Suối có lịch sử xây dựng cách ngày nay hàng trăm năm, và việc thờ phụng vị thần đã thành tục lệ truyền thống của bà con nhân dân nơi đây, được triều đình phong kiến sắc phong ghi nhận. Qua đó cho thấy Phủ Suối có thể được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI. Tuy nhiên theo dấu ấn kiến trúc phần hậu cung của phủ được xây theo kiểu cuốn vòm nên có thể đến thời Nguyễn thì phủ đã được tu sửa lại, bởi kiểu kiến trúc cuốn vòm mang phong cách thời Nguyễn.

Trước khi bị phá, di tích có kết cấu kiến trúc theo kiểu Tiền Nhất Hậu Đinh, gồm có các ngôi nhà tiền đường, trung đường và hậu cung. Tuy nhiên cũng như trong tình trạng nhiều di tích khác, vào những năm 1952 - 1953 Phủ Suối bị phá, hệ thống đồ thờ, tượng, sắc phong bị thất tán nhiều nơi, gỗ lạt, gạch ngói mang đi xây dựng các công trình phúc lợi khác. Trong nhiều năm qua, để đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân, với tấm lòng hảo tâm của con em địa phương trong và ngoài tỉnh, cùng với du khách thập phương quyên góp ủng hộ, Phủ Suối đã được đầu tư xây dựng thêm nhiều hạng mục. Con đường vào Phủ Suối giờ đây đã được mở rộng khang trang và đổ bê tông sạch sẽ, khuôn viên, tường rào, sân vườn cũng đang được xây dựng từng bước để tránh sự xâm hại đến di tích. Đồng thời tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho Phủ Suối, tạo sức hấp dẫn cho du khách xa gần đến hành hương vãn cảnh.

Thạc sĩ  Phùng Quang Trung và Du khách

Tại Phủ Suối, ngoài ngày lễ, thì các ngày thường, đặc biệt là ngày rằm, mồng một, Phủ vẫn liên tục có người đến cầu cúng. Nhưng chỉ trong những ngày hội, chính hội tổ chức vào ngày 18/3 ÂL thì người đến mới đông. Tại đây diễn ra đội rước kiệu gồm 12 người khiêng cỗ kiệu Long Đình từ đình làng về Phủ gọi là lễ rước sắc (vì sắc phong được cất giữ ở đình làng). Đội khiêng kiệu và lọng, tàn, cờ quạt, biển bài, chấp kích bát bửu... trong trang phục áo đỏ, quần đỏ, chít khăn đỏ và đi hia. Tiếp sau kiệu là đến các ông từ, các cụ phụ lão trong trang phục áo theo khăn xếp, các cụ trong ban khánh tiết mặc trang phục áo thụng với các màu xanh, đỏ, vàng. Đi theo sau là các đoàn thể, các bản hội, quần chúng nhân dân và du khách thập phương. Lễ rước được diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống. Vào những ngày lễ hội, các bản hội, bà con du khách thập phương đến tế lễ đông nườm nượp từ ngoài vào trong. Để đặt được lễ cầu cúng hoặc để đọc được sớ và cầu cúng theo bản hội hay hầu bóng cũng không hề dễ chút nào. Nhiều người đặt được lên ban thờ rồi khấn vái nhanh để người sau còn làm lễ. Thậm chí nhiều người phải đứng ngoài bái vọng vào. Có thể nói lễ hội Phủ Suối thật giản đơn và không gò bó bởi bất kể luật lệ hay thủ tục phiền toái nào. Tất cả những người đến đây chỉ cốt làm sao được cúng lễ để cầu Thánh Mẫu ban cho những điều tốt đẹp mà mình mong muốn. Ngoài việc đi lễ, họ còn được xem hầu bóng, hát văn về các giá đồng: Thánh Mẫu, Quan Hoàng, Quan Lớn, Cô Chín...

(còn nữa)

                                                                     Tác giả Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top