banner 728x90

Bài 10: Phú Mỹ xưa và nay

08/05/2024 Lượt xem: 2533

Vùng đất Phú Mỹ trước đây vốn là địa bàn cư trú của một số đồng bào dân tộc ít người mà chủ yếu là dân tộc Châu Ro. Trong quá trình khai hoang mở đất về phương Nam của người Việt trong các thế kỷ 17, 18, một bộ phận người Việt có thể đã sinh sống tại Phú Mỹ, nhưng chắc chắn không nhiều bằng các địa bàn khác ở Bà rịa –Vũng tàu.

Quá trình hình thành làng xóm đông đúc ở thị xã Phú Mỹ trước đây chỉ phát triển mạnh từ nửa sau đến cuối thế kỷ 19. Quá trình đó được bổ sung, tiếp tục phát triển bởi những nguồn dân cư mới, từ nhiều vùng khác nhau tụ cư về đây trong những hoàn cảnh đặc biệt (chính sách dồn dân của thực dân xâm lược, chiến tranh tàn phá, sự bóc lột, áp bức hà khắc, sưu cao thuế nặng buộc nông dân phải đi tìm đất sống…).

Họ đã chọn Phú Mỹ, một vùng đất chưa khai phá để sinh cơ lập nghiệp. Tuy nhiên, dù được bổ sung trong hoàn cảnh nào thì những người đến vùng đất này đều là những người nông dân giàu truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Chính họ đã khai sơn phá thạch, cải tạo núi đồi, đồng hoang, đầm lầy để biến thị xã Phú Mỹ trước kia thành một vùng đất trù phú và đầy hứa hẹn như hôm nay.

Dưới thời Tự Đức, vào lúc 10 giờ, ngày 10/2/1859, thực dân Pháp nổ súng bắn vào pháo đài Phước Thắng Vũng Tàu, chính thức mở màn cho quá trình xâm lược Nam kỳ. Quân và dân Bà Rịa –Vũng Tàu đã kiên cường chiến đấu chống trả những chiến hạm được trang bị hiện đại của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Trận chiến kéo dài ngót 7 tiếng đồng hồ, nhưng cuối cùng tuyến phòng thủ Vũng Tàu của nhà Nguyễn đã bị chọc thủng. Ngày hôm sau, giặc Pháp chuyển qua tấn công trận địa bảo vệ hỗn hợp thủy bộ ở phía Tây cửa Cần Giờ, mở đường đánh chiếm thành Gia Định.

Ngày 14/12/1861, Biên Hòa rơi vào tay người Pháp, lính thú người Việt rút lui qua đây về Bà Rịa. Tại đây, Đô đốc Lê Quang Tuyên đã chuẩn bị lực lượng - tập hợp những người lính của triều đình, ngăn cản bước tiến của Pháp bằng đường bộ từ Biên Hòa về Bà Rịa. Đây là một trong những lý do buộc Pháp phải dời lại thời gian và đánh Bà Rịa từ một hướng khác.

Ngày 7 tháng Giêng năm 1862, thực dân Pháp dùng tàu chiến đánh Bà Rịa. Sáu tháng sau chúng mới hoàn toàn chiếm được thủ phủ của Phước Tuy (7/1862). Tại đây, Pháp tập trung lực lượng đánh chiếm các đồn luỹ của quân khởi nghĩa. Khi không đủ sức cầm cự, một bộ phận nghĩa quân đã rút vào vùng đồng bào dân tộc; một bộ phận khác lui về rừng núi Cù Mi, gần Bình Thuận; một bộ phận còn lại bám địa bàn quanh núi Dinh xây dựng căn cứ kháng chiến. Họ đã liên lạc với nghĩa quân Trương Quyền, con trai bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định chống Pháp.

(còn nữa….)

Đào Quốc Thịnh (biên soạn)

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Hình tượng ‘Lưỡng long chầu nguyệt’ trong văn hóa Việt

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa cổ sở hữu một kiến trúc Phật giáo Bắc tông nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh an yên giữa lòng Sài Gòn tấp nập.

Linh vật trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Linh vật được sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý niệm và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng; góp phần quan trọng phản ánh diễn trình phát triển của nghệ thuật thuật tạo hình Việt Nam.

Chantarangsay: ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Chantarangsay hay còn có tên gọi khác là chùa Candaransi, tọa lạc tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.
Top