banner 728x90

BÀI 1: Lễ hội Phủ Suối Mỹ Quan, lễ hội tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa.

03/04/2024 Lượt xem: 2718

 “… Xứ Thanh Phủ Suối Mỹ Quan

Tâm linh điểm đến Thánh ban phù trì

Thượng Thiên Mẫu Liễu tạc ghi

Gần động Từ Thức Trời Ngài trên cho …

… Hỡi ai cầu ước khỏi lo

Phủ Suối linh địa xả kho tặng quà

Lênh đênh Cửa Phủ cho qua

Khéo tu thuận phát Đức Bà Phúc Âm …

… Viện Văn tiếp nhận gieo mầm

Thực hành Thờ Mẫu hương trầm bay xa

Chùa Thanh Vân Tự thờ Bà

Đông Cung Vương Chúa mặn mà lòng dân …

… Thiền sư Dương Không Lộ Phần

Chân tu kéo lưới dậy dân Thần Phù

Địa linh nhân kiệt khéo tu

Động Tiên Cô Chín lãng du Đồi Chùa …

Bài thơ của Thạc sĩ Phùng Quang Trung – Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngường Việt Nam khi về thăm  Phủ Suối Mỹ Quan, thuộc xã Hà Vinh,  huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa mới đây, nơi linh địa thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đã nói lên phần nào vùng đất linh thiêng, sơn thủy hữu tình. Du khách thập phương hãy đến đây một lần và tham dự Lễ hội Phủ Suối Mỹ Quan, chắc chắn sẽ không thể quên.

Theo truyền ngôn gia phả các dòng họ và theo cụ Ngô Xuân Thược (91 tuổi) cũng như các cụ cao niên ở đây kể lại thì:  Vào khoảng trước Công Nguyên có gia đình ông Ngô Dăng và Phạm Độ người ở Phúc Lộc (Phúc Thọ – Hà Nội ngày nay) chạy vào đây lánh nạn (vì cha, anh các ông theo Thục Phán An Dương Vương, bị Triệu Đà sát hại. Hai ông đã đưa gia đình vào núi Lủ sinh sống lánh nạn, dần mở mang cơ nghiệp, thành lập nên Chòm Lủ. Từ hai gia đình của hai ông, con cái lớn lên, tách ra hộ riêng và mộ số dòng họ khác lúc đầu như: Họ Lại, họ Hoàng, họ Mai, từ nơi khác di cư đến (được hơn 20 hộ, với khoảng trên 200 khẩu). Chòm Lủ trở lên chật hẹp, hai ông bàn tách riêng thành 2 chòm: Chòm Trên và Chòm Dưới. Chòm Trên ở khu vực vùng ông Ức ở, hiện nay là thôn 12. Chòm Dưới thuộc vùng ông Phương Đông Thị ở ngày nay là thôn 11. Cùng với thời gian, cuộc sống ngày một cải thiện, dân cư ngày càng đông đúc, một phần do sinh sôi nảy nở, một phần dân nơi khác di cư đến và do vậy diện tích canh tác, đất ở được khai khẩn, mở mang. Đến đời ông Ngô Đăng Lý kế tục cha ông đã tiến hành mở đường bộ lên tới Dốc Xây, đường Khe Mân, đường ven Khe Bến, đường Mạch Trùng và các đường nội bộ liên khu dân cư. Đồng thời khai thông đường thủy từ Khe Bến xuống đến cửa Thần Phù. Vào khoảng thế kỷ thứ III, làng xóm ngày một rộng mở, từ chòm ấp ban đầu đến đây được phát triển lên, gọi là Hoa Cảo Trang. Đến thế kỷ thứ IX, Hoa Cảo Trang được đổi thành làng Gia Kiều. Đời sông nhân dân lúc này khá phát triển, có tới 13 dòng họ cùng sinh sống (họ Trịnh, họ Lã, họ Bùi, họ Mai, họ Phạm, họ Trương, họ Lê, họ Đặng, họ Đinh, họ Trần, họ Vũ, họ Nguyễn và họ Mạc). Họ đã tập trung nhân lực đào sông Mần từ núi Đình vòng ra sông Hoạt lúc bấy giờ. Kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện, chợ Nền Quán được mở mang ra ngay bên bờ sông Mần. Do sự phát triển của cộng đồng dân cư ngày một đông đúc, cộng với đời sống tâm linh đa dạng và với sự thâm nhập của Đạo Thiên Chúa Giáo vào đời sống xã hội nơi đây nên đã chia tách ra làm hai. Xưa kia, đất làng Mỹ Quan là rừng rậm (có nhiều hùm beo, thú dữ…). Đến thế kỷ thứ IX có hai ông Lã Dao và Bùi Văn Chấn mang gia đình từ đất Kinh Bắc chạy vào đây sinh sống – Đến thê kỷ thứ X (thời nhà Lý) có 2 ông Cao Sơn - Cao Cát và Thánh Lưỡng vào sống, nhập cư lập lên làng Hòa Hợp Trang. Đến khoảng thế kỷ XV được đổi thành Mỹ Quan Trang, đến triều Nguyễn đổi thành làng Mỹ Quan.

Mảnh đất có sơn thanh thủy tú đã được đặt cho cái tên đúng như vẻ đẹp của nó là Mỹ Quan trang, nơi di tích lịch sử văn hóa Phủ Suối thờ Thánh Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh ăn sâu trong tiềm thức của bao lớp người dân nơi đây và được triều đình phong kiến Việt Nam sắc phong ghi nhận. Lễ hội Phủ suối là một trong những lễ hội tiêu biểu của huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa.

Thạc sĩ Phùng Quang Trung và du khách thập phương

(còn nữa).

Tác giả Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Top