Núi Dinh nằm ở phía đông bắc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, dọc theo quốc lộ 51, cách thành phố Hồ Chí Minh 80 km và cách thành phố Bà Rịa chừng 6 km, thuộc địa phận Tp. Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ.
Hồi trước thế kỷ 18, 19, núi Dinh thường được gọi là núi Trấn Biên, cùng tên với vùng đất rộng lớn Biên Hòa - Bà Rịa, có các đỉnh Bao Quan cao 504 m, đỉnh núi Dinh cao 491 m, đỉnh núi ông Hựu cao 444 m, núi Da Dâu 436m thuộc địa bàn các xã Châu Pha, Hội Bài của huyện Tân Thành (cũ) nay là thị xã Phú Mỹ và một phần thuộc xã Long Hương thành phố Bà Rịa. Vào đời vua Gia Long, Núi Dinh thuộc tổng Phước An, phủ Long Phước, thị trấn Biên Hòa. Đời Minh Mạng, Núi Dinh thuộc phủ Phước Tuy, trấn Biên Hòa., trước 1975 thuộc tỉnh Phước Tuy, sau đó thuộc tỉnh Đồng Nai.
Theo sử sách ghi lại, dĩ có tên gọi núi Dinh là vào năm 1658 (thời chúa Nguyễn Phúc Tần) có cuộc điều binh của trưởng cơ Yên Thành Hầu từ tỉnh Phú Yên về đây. Binh lính đóng trên các triền núi có xây một dinh trại cho Yên Thành Hầu làm việc và chỉ huy, từ đó ngọn núi này mang tên Núi Dinh. Hiện nay trên đỉnh núi hãy còn dấu tích nền nhà, lối đi.
Về cấu tạo địa chấn: Núi Dinh được cấu tạo bằng đá Granit trong, hạt mịn màu ghi hoặc đen rất có giá trị trong xây dựng.
Núi Dinh có nhiều suối chảy xuống: Suối Ngọt, suối Nghệ, Rạch Váng, suối Hương đổ về phía biển (xã Long Sơn). Vào đầu thế kỷ XX vùng Núi Dinh còn là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ như: Dầu, Sao, Cẩm Lai, Sơn Trà, Đác, Chiêu Liêu, Trâm Sừng, Săng Trắng, Sến gõ…bên cạnh còn có nhiều cây thuốc quý: Cam thảo, Hoằng Đằng, Hà Thủ Ô, Ba, Kích, Sâm Nam….Động vật ở đây cũng khá phong phú: Hổ, Hón, Gà rừng, Khỉ, Vooc Nai, Hoãng, Gấu, Cúi, Heo rừng…
Địa hình củ Núi Dinh có vị trí chiến lược quan trọng, từ đây có thể bao quát, án nhữ toàn bộ khu vực phía đông Sài Gòn, phía bắc là thành phố Biên Hòa cách 97 km, phía đông là căn cứ Minh Đạm (Long Đất), phía nam là Biển Đông, phía tây là thành phố Vũng Tàu cách 22 km, sông Lòng Tàu và sông Thị Vải.
Từ đây có thể đi về Biên Hòa-Sài Gòn bằng quốc lộ 51 và đường sông rất thuận lợi, dễ dàng. Dựa vào yếu tố đó, Núi Dinh trở thành một pháo đài quan sát án ngữ cả vùng chiến lược rộng lớn phía đông Sài Gòn.
Theo truyền thuyết, Bà Rịa mang tên người đàn bà quê ở Bình Định (1765) sinh năm 1765 vào nam từ năm 15 tuổi, mất vào năm 1803, là người có công lập ra nhiều làng ở đây nhất là làng Phước Liễn, hiện nay còn đền thờ ở trên (Dinh Cố) ở Tam Phước.
Ở bên sườn núi Bồng Lai (Núi Dinh) có tổ Đình Linh Sơn Tự (chùa Tây Phương) cách ngày nay 300 năm vào thế kỷ 17, đã đánh dấu mốc quan trọng, là một trung tâm phật giáo lâu nhất của miền Đông Nam Bộ.
Khi thực dân Pháp đến xâm lược 08.01.1862 và thành lập tỉnh Bà Rịa 07/07/1862. Chúng xây dựng ở khu vực Núi Dinh nhiều khu vực quân sự. Ở trước Phước Lễ bên bờ phải sông Dinh gồm một phần dãy núi Dinh. Trong vùng núi này có một căn cứ quân đội được xây dựng để làm bệnh xá quân y cho các sĩ quan Pháp đóng ở Bà Rịa. Một pháo đài quan sát và cũng dùng luôn làm bệnh xá được đặt trên núi.
Trên sườn dốc, về phía tây của Núi Dinh giữa 2 mỏm là một căn cứ quân sự được xây dựng. Quân đội Pháp đã sống ở đây và đây còn là một bệnh xá quân y Bà Rịa.
Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 trên núi Dinh có ngôi chùa xây ở lối vào một động sâu là nguồn của một dòng suối. Người đàn ông đức độ tên là Đinh Công Lương ở ẩn trên đó một thời gian khá lâu. Ông Lương chết năm 1816, tu sĩ tên là Bùi Văn Đồn đến trụ trì tiếp và tu bổ lại ngôi chùa khang trang hơn…
Với địa thế hiểm trở và thuận lợi, Núi Dinh được Thị ủy Bà Rịa và huyện Châu Đức tỉnh BRVT chọn làm căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
(còn nữa…)
Đào Quốc Thịnh