banner 728x90

Bài 1: Bà Rịa - Vũng Tàu những ngày tháng tư lịch sử

27/04/2024 Lượt xem: 2435

       Đầu năm 1975, tình hình trên chiến trường miền Nam chuyển biến mạnh mẽ. Trước sự suy sụp nhanh chóng của ngụy quyền, ngày 1-4-1975, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975.

       Thời cơ giải phóng miền Nam đã tới. Nhưng cũng không phải là dễ dàng, vì sau khi mất 2 quân khu phía Bắc, tàn quân ngụy dồn về Nam bộ, cùng với quân ngụy ở Quân khu 3, lập phòng tuyến ngăn chặn ở Tây Ninh, Phan Rang và Xuân Lộc.

        Ngày 7-4-1975, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 và Sư đoàn 6 (Quân khu 7) phối hợp tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc và cùng lực lượng địa phương giải phóng Long Khánh, mở cửa hướng Đông vào Sài Gòn. Cùng ngày, Trung ương Cục chỉ đạo Tỉnh ủy Bà Rịa – Long Khánh chuẩn bị giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu.

      Rạng sáng ngày 9-4-1975, cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc bắt đầu. Cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt, đến ngày 21-4-1975 mới kết thúc, chính quyền ngụy ở Long Khánh tan rã, “cánh cửa thép” Xuân Lộc bị đập tan, cửa ngõ hướng đông Sài Gòn đã mở.

       Sau khi Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Trị, Huế trở vào lọt vào tay quân giải phóng, ngụy quyền Sài Gòn cấp tốc lập phòng tuyến Phan Rang - Tháp Chàm nhằm bảo vệ Sài Gòn từ xa với hy vọng giữ lấy phần còn lại của miền Đông Nam bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thời điểm này, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho toàn quân “Thần tốc, thần tốc - thời gian là lực lượng”…

      Ngày 15-4-1975, phòng tuyến Phan Rang – Tháp Chàm của địch bị Sư đoàn 3 Sao Vàng chọc thủng. Bộ tư lệnh phòng thủ Phan Rang bị ta bắt gọn, gồm Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Thiếu tướng Phạm Văn Sang, Đại tá Lã Xuân Thu, Chỉ huy Sư đoàn không quân số 6 cùng cố vấn Mỹ và nhiều sĩ quan khác. Số tù binh đặc biệt này lập tức được chuyển ra Hà Nội, ta khai thác được toàn bộ ý đồ của địch trong việc bố trí phòng thủ Sài Gòn - Gia Định. Chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam được khai hỏa từ ngày 26-4.

       Thời điểm này, Sư đoàn 3, trong đó có Trung đoàn 2 chủ lực được tăng cường cho Quân đoàn 4, hình thành cánh quân mặt trận phía Đông, tiến đánh giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo gọng kìm để các quân đoàn bạn tiến đánh Sài Gòn - Gia Định. Lúc này, cánh trái của Quân đoàn 2, trong đó có Sư đoàn Sao Vàng gặp không ít trở ngại trên đường hành tiến về giải phóng Bà Rịa, Vũng Tàu bởi Sư đoàn 18 của tướng ngụy Lê Minh Đảo sau khi thất thủ ở Xuân Lộc đã chạy xuống đây ra sức cố thủ. Càng gần thắng lợi càng đầy gian nan, nhiều chiến sĩ thuộc Trung đoàn 12 và 141 ngã xuống trên đường vào giải phóng Bà Rịa sáng 27-4-1975.

      Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là hướng ngoại vi, quan trọng trong cuộc tiến công vào TP. Sài Gòn. Ngày 23-4-1975, Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy Tỉnh Đội Bà Rịa họp ở Cẩm Mỹ, triển khai nhiệm vụ giải phóng tỉnh cho các địa phương, quán triệt phương châm tự lực của Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền là: “Tỉnh giải phóng tỉnh lỵ, huyện giải phóng huyện lỵ, chi khu, xã giải phóng xã, ấp giải phóng ấp”. Cùng ngày 23-4-1975, Thị ủy Vũng Tàu họp bàn với Sư đoàn 3 về giải phóng Vũng Tàu. Ở Bà Rịa, ngày 26-4, Sư đoàn 3 phối hợp đại đội 34 Châu Đức tiến công chi khu Đức Thạnh. Tiểu đoàn 445 tiến công chi khu Long Điền, đại đội 25, 26 (Long Đất) tiến công chi khu Đất Đỏ. Đại đội 41 Châu Đức tiến công chi khu Long Lễ. Chiều ngày 27-4-1975, thị xã Bà Rịa được hoàn toàn giải phóng. Cùng ngày 27-4, đoàn 10 Rừng Sác và Z22 thuộc Lữ đặc công 316 nhanh chóng giải phóng xã Long Sơn. Đêm 27-4, đại đội 25, 26 Long Đất làm chủ chi khu Đất Đỏ. Ở huyện Xuyên Mộc, du kích và nhân dân bao vây chi khu. Quân ngụy bỏ chạy, Xuyên Mộc được giải phóng. Trước khi tháo chạy xuống Vũng Tàu hòng thoát ra đường biển, địch đã đánh sập cầu Cỏ May nằm trên quốc lộ 51 độc đạo, chỉ cách thành phố biển 15km. Đây là điểm nút quan trọng cản đường tiến của bộ đội ta. Bởi thế, trong hai ngày 28 và 29-4, cuộc chiến đấu tại đây diễn ra cực kỳ ác liệt. Cầu đã sập, nước sông sâu, chảy xiết. Bên này là ta; bên kia là địch có xe tăng, thiết giáp và lô cốt bảo vệ. Trong khi thế trận giằng co tại cầu Cỏ May, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 kịp thời lật ngược thế cờ ngay sau khi làm chủ thị xã Bà Rịa, kịp thời mở hướng tấn công khác. Đó là mưu trí, dũng cảm cho bộ đội vượt qua eo biển Long Hải, nhanh chóng tiến dọc bờ biển để đi thẳng vào Vũng Tàu. Cùng lúc, một đơn vị cơ động tiến vòng lên đường 51, đánh đột kích vào sườn phía sau lực lượng địch đang cố thủ ở cầu Cỏ May. Sức kháng cự của quân địch dần bị dập tắt. Mờ sáng ngày 29-4, Sư đoàn 3 vượt sông tiến vào giải phóng Vũng Tàu. Trưa 30-4-1975, những tên ngụy ngoan cố cuối cùng cố thủ ở khách sạn Palace bị tiêu diệt, thị xã Vũng Tàu được giải phóng hoàn toàn.

      Ngày 28-4, ở Long Đất, tiểu đoàn 445, đại đội 25, 26 làm tan rã hai tiểu đoàn bảo an, hỗ trợ du kích và nhân dân các xã Long Mỹ, Phước Lợi, Phước Hòa Long, Phước Thọ, Phước Thành chiếm các trụ sở tề xã, giải phóng xã ấp. 10 giờ ngày 28-4, Long Đất được giải phóng. Như vậy, đến ngày 28-4, tỉnh Bà Rịa đã hoàn toàn được giải phóng.

      Trưa 28-4, Sư đoàn 3 chia làm hai hướng đường bộ và đường biển tiến xuống Vũng Tàu. Tiểu đoàn 445 cũng được chuyển về trực thuộc thị xã Vũng Tàu để tham gia giải phóng Vũng Tàu và Côn Đảo.

     Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 3) đảm nhận hướng chính của trận đánh, tiến theo QL 51 vào Vũng Tàu, nhưng đến cầu Cỏ May thì bị chặn lại. Trung đoàn đã nhiều lần tổ chức tiến công vượt qua khu vực này nhưng bị thương vong cao. Bộ chỉ huy sư đoàn quyết định chuyển giao hướng tiến công chủ yếu cho trung đoàn 12 đang tiến theo đường biển. Sau khi đánh chiếm Phước Tỉnh, Long Hải, được cán bộ, nhân dân địa phương cho mượn tàu thuyền, trung đoàn 12 đã vượt sông Cửa Lấp đánh vào trại Nhái, giải phóng Bãi Sau và khu Chí Linh.

      Ngày 29-4, trung đoàn 12 chia làm hai cánh đánh vào thị xã Vũng Tàu. Một cánh đánh thọc vào khu trung tâm, tiêu diệt bọn đầu sỏ còn kháng cự. Một cánh vòng lên phía bắc đánh vào sau lưng lực lượng quân ngụy còn chốt lại tại cầu Rạch Bà và Cỏ May, mở đường cho tiểu đoàn 3, trung đoàn 2, tiếp tục tiến vào thành phố. Được sự hỗ trợ của bộ đội, lực lượng vũ trang và cơ sở cách mạng các phường Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam nổi dậy khởi nghĩa, treo cờ cách mạng, dẫn đường cho bộ đội đánh chiếm các vị trí quân sự quan trọng, chiếm tòa thị chính và các công sở. Tự vệ nhà máy điện đóng cửa nhà máy, canh gác bảo vệ chặt chẽ chờ bộ đội tiếp quản, nhờ vậy, nhà máy đã không bị phá hoại. Sáng 30-4-1975, những tên ngụy ngoan cố cuối cùng trụ lại ở khách sạn Palace bị tiêu diệt. Cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính TP. Vũng Tàu đã được giải phóng hầu như nguyên vẹn, điện nước vẫn đảm bảo.

Nhân dân thị xã Bà Rịa chào đón Quân giải phóng: Ảnh tư liệu

        Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược kéo dài suốt 30 năm đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong 30 năm ấy, với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng đồng bào và chiến sỹ cả nước, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tự hào đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đào Phúc Nguyên

 

Tags:

Bài viết khác

Kiến trúc độc đáo của Chùa Phước Thành trên đất Cù Lao Giêng

Cù Lao Giêng không chỉ đẹp bởi phong cảnh sông nước hữu tình, mà còn có nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến chùa Phước Thành, ẩn chứa câu chuyện truyền miệng về đôi chim hồng hạc từng về trú ngụ.

Phụng Sơn Tự - ngôi chùa cổ đậm nét kiến trúc Nam bộ

Phụng Sơn Tự là một chùa cổ lâu đời ở TP.Hồ Chí Minh, độc đáo với tượng ông Chằn hay tượng con gà trống theo truyền thuyết Khmer, tượng thần tối cao Brahma thuộc Hindu giáo...

Chùa Viên Giác: Ngôi chùa có tháp bằng gốm cao nhất Việt Nam

Chùa Viên Giác ở Sài Gòn có tuổi đời hơn 60 năm, nổi bật với ngôi tháp thờ Xá lợi Phật được làm hoàn toàn bằng gốm sứ.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Tháp Hòa Lai - Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm

Tháp Hòa Lai tọa lạc ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 9, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa vùng Panduranga xưa. Tháp Hòa Lai đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997.

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia 300 tuổi ở Hải Phòng

Không chỉ biết đến là một trong ngôi đình thờ Đức Vương Ngô Quyền tại Hải Phòng, đình Phụng Pháp nổi bật bởi nét kiến trúc bề thế, độc đáo.

Lăng Ông Bà Chiểu – Ngôi đền cổ nhất Sài thành

Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất ẩn mình ở Sài Gòn phồn hoa đô hội. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, nơi đây chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của thành phố.

Tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam, dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có khó tìm

Tháp cổ Bằng An hơn 1.000 năm tuổi là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam.
Top