banner 728x90

Ý nghĩa các cấp bậc trong Phật giáo

19/02/2025 Lượt xem: 2537

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng để tỏ lòng tôn kính, tôn trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ. Để hiểu rõ hơn về tôn xưng này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chúng ta hay đến chùa lễ bái, cầu nguyện nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được cách xưng hô sao cho đúng và ý nghĩa của cách xưng hô. 

Các cấp bậc trong Phật giáo như Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đều là những tu sĩ xuất gia, là chư Tăng hay còn gọi là Tỳ kheo. Đây là các si sa môn tức các tu sĩ phát nguyện xuất gia, lìa bỏ gia đình, sống thanh bần, phụng sự chúng sinh. 

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng được nêu lên để tỏ lòng thành kính với vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. 

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Tăng (Nam)

Đại đức

Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Đại đức là vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Tăng.

Thượng tọa

Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Thượng tọa là những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành (quy định tại Chương 3 Điều 38).

Hòa thượng

Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Hòa thượng là vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Cấp bậc trong Phật giáo đối với Ni (Nữ)

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Ni.

– Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
– Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
– Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (hiện nay gọi là Ni trưởng).

Đây đều là danh xưng được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội Phật giáo đối với chư Tăng có các điều trên, đặc biệt phải có đức độ và công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội. Tuy nhiên, dù là danh xưng như thế nào đi nữa thì vị tu sĩ chân chính của Phật giáo cũng được gọi là vị Tăng, Tăng già để cho hàng đệ tử nương tựa vào để trở thành con Phật.

Theo bchannel.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Thiện và bất thiện trong Phật giáo

Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.

Ăn chay theo quan điểm Phật giáo Nguyên thủy

Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh.

Tôn giáo, nơi lưu trữ các giá trị văn hóa đạo đức: Những ghi nhận từ kinh điển Phật giáo

Có thể nói không quá rằng, tất cả các tôn giáo sinh ra đều vì con người, phục vụ con người và hướng con người đến các giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôn giáo vượt qua phạm vi lãnh thổ sinh ra nó để lan tỏa, du nhập và phát triển đến mọi nơi. Vì lẽ đơn giản, tôn giáo chỉ tồn tại và phát triển khi con người tiếp nhận, tin theo và thực hành nó.

Ngôi chùa Phật giáo rộng gần 5.000m2 với nhiều tượng rắn, nằm ngay giữa lòng Sài Gòn

Chùa nổi bật với hình tượng rắn Naga, một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Khmer.

Tam Bảo là gì? Ý nghĩa của quy y Tam Bảo

Tam bảo là ba ngôi báu của Phật giáo bao gồm Phật – Pháp – Tăng. Đây là những nguyên tắc căn bản và quan trọng nhất nếu bạn muốn trở thành một tu sĩ Phật giáo. Quy y Tam Bảo có nghĩa là: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, khi quy y như vậy, người tu sĩ sẽ đặt toàn bộ niềm tin vào Đức Phật, Pháp và Tăng đoàn.

Sự khác nhau giữa Phật Giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo đi qua nhiều thời kỳ khác nhau. Từ đó, sinh ra nhiều nhánh với tên gọi tùy vào điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật.

Ý nghĩa của chữ “Vạn” trong Phật Giáo

Chữ Vạn trong Phật Giáo là dấu ấn thường thấy trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo.

Lược sử Trúc Lâm Tam tổ

Nhà Trần là một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc. Phật giáo vào triều đại này cũng phát triển rực rỡ và đã ảnh hưởng sâu sắc vào mọi phương diện xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam một dòng thiền của người Việt được thành lập, đó là Thiền phái Trúc Lâm.
Top