banner 728x90

Sự tích ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng

06/02/2025 Lượt xem: 2404

Thần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng Đông phương. Cho đến nay, giai thoại về Ngày vía Thần Tài vẫn được lưu truyền như một câu chuyện đậm chất dân gian.

Ảnh minh họa

Chuyện kể rằng trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì. Đến khi tỉnh dậy thì quần áo vừa bị lột sạch, vừa mất trí nhớ chẳng còn biết mình là ai.

Thần Tài đi lang thang xin ăn khắp nơi, cửa hàng nào có Thần Tài vào ăn thì khách kéo đến nườm nượp. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến quán của mình, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”. Để tưởng nhớ, người ta chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Lễ vật cúng lấy vía Thần tài

Cũng theo tín ngưỡng dân gian, cứ vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm Lịch, nhà nhà lại nô nức đi sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài để cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt trong năm mới. Trong đó, mua vàng với mong muốn “buôn may bán đắt” là một phong tục không thể thiếu, bởi vàng là tượng trưng cho giàu sang và phú quý. Người ta tin rằng mua vàng trong ngày vía Thần tài và cất vàng trong két, trong ví hay để ở những nơi gần gũi với gia chủ sẽ mang lại tài lộc, sung túc cho cả năm.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Việc bảo vệ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phải là sự phối kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên, trong đó phát huy vai trò của cộng đồng, cụ thể là của đồng thầy và bản hội, là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một trong những chương trình quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Việc bảo vệ ấy là nhiệm vụ chung của rất nhiều bên liên quan, trong đó hiện nay mô hình bảo vệ di sản mà UNESCO khuyến khích là sự kết hợp giữa vai trò của chủ thể/cộng đồng + các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và nhà nước. Trong đó cộng đồng - chủ thể thực hành di sản có vai trò mang tính quyết định.

Nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hoà Bình có di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được biết dưới cái tên Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo đơn thuần. Thông qua truyền thuyết, câu chuyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, cần thiết được lưu truyền.

Khói hương trong tâm linh người Việt

Thắp nhang là một phong tục đẹp của người Việt, được lưu truyền qua bao đời nay. Nén hương thơm cháy theo tàn lửa mang theo những nỗi niềm, tâm tư của con cháu gửi gắm đến ông bà, tổ tiên. Phong tục thắp nhang không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm sâu sắc.

Vì sao có tục mua vàng ngày vía thần Tài?

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, các cửa hàng kinh doanh vàng luôn tấp nập người đến mua vàng. Không chỉ người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những người làm công ăn lương... cũng mua vàng vào ngày này.

Đi Lễ Chùa Đầu Năm - Nét Duyên Trong Phong Tục Ngày Tết

Trong đời sống văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thì đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, bình an là phong tục tập quán lâu đời. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở trong quan niệm, khởi đầu năm mới và gắn liền với tín ngưỡng của người Việt.

Ý nghĩa cây đào - quất - mai ngày Tết

Tết đến xuân về, người Việt thường mua đào, mai, quất về trưng bày cho ngôi nhà, mong muốn may mắn, phước lộc sẽ đến với mọi người trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của các loài cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây quất, cây mai đã trở thành tục lệ, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.

Phong tục truyền thống Đêm giao thừa

Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, đêm linh thiêng nhất trong năm. Vào thời khắc này, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, đồng thời cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng sẽ đến với tất cả thành viên trong gia đình.
Top