banner 728x90

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

05/11/2024 Lượt xem: 2698

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn - Num (theo cách gọi của người Khmer), nằm trên ngọn núi nhỏ thuộc xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Đây là một công trình kiến trúc đậm chất văn hóa Khmer, với mọi chi tiết được chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ bởi các nghệ nhân địa phương.

Từ xa nhìn lại, chùa Tà Pạ trông như lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa bạt ngàn rừng núi xanh mát, tạo nên vẻ đẹp tựa bức tranh huyền ảo. Vị trí đắc địa càng làm tôn lên sự kỳ vĩ và thu hút của ngôi chùa trong quần thể kiến trúc tâm linh của vùng đất này.

Chùa Tà Pạ có kiến trúc độc đáo, nằm trên núi Tà Pạ. Ảnh: Báo An Giang

Chùa có tổng diện tích 3.702m2, từ một ngôi chùa lợp tranh khi mới thành lập, chùa được trùng tu, sửa chữa nâng cấp 4 lần.

Do đặc thù là ngôi chùa được xây dựng trên núi, phần lớn diện tích đất có độ dốc như hình nón nên gặp khó khăn về mặt bằng. Nhận thấy rõ khó khăn về địa hình cũng là tiềm năng để mở rộng không gian sân, biến ngôi chùa trở thành kiến trúc độc đáo, nhà chùa đã sắp xếp lại các hạng mục công trình trong khuôn viên chùa nhằm tận dụng hết tiềm năng; đồng thời, mạnh dạn đầu tư xây dựng và di dời chánh điện cũ sang vị trí mới như hiện nay.

Chùa nổi tiếng bởi tọa lạc ở nơi “bồng lai tiên cảnh”, nằm giữa lưng chừng trời. Những chiếc cột khổng lồ nâng đỡ, giúp ngôi chùa trông xa như đang lơ lửng, nổi bật giữa vùng rừng núi hoang sơ.

Ảnh: Báo An Giang

“Chánh điện mới có diện tích khoảng 1.350m2. Nhờ sự nhiệt tình đóng góp của Phật tử gần xa, công trình được xây dựng và hoàn thành sau gần 8 năm. Trong đó, bao gồm một số hạng mục công trình phụ, như bảo tháp, hỏa táng viếng, Phật cảnh... với tổng chi phí thực hiện trên 9 tỷ đồng”, hòa thượng Chau Sưng - trụ trì chùa Tà Pạ cho biết trên Báo An Giang.

Trong quá trình xây dựng, nhà chùa và Phật tử đã gặp không ít khó khăn. Địa hình đồi núi nên khó khăn vận chuyển vật liệu; giàn giáo được sử dụng từ những cây tre được buộc chắc chắn từ sợi dây cà sa, tận dụng áo cà sa cũ. Chánh điện được xây dựng chắc chắn trên 120 cột xi măng cốt thép, mỗi cột cao từ 5-18m.

Ngôi chùa là bức tranh tổng thể về kiến trúc chùa Nam tông Khmer, chứa đựng các chi tiết liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Báo An Giang

Chùa mang lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer với tông màu đỏ cam chủ đạo. Ảnh: Trúc Nhã/Sài Gòn Tiếp Thị

Kiến trúc chùa có điểm nhấn là phần mái với tháp nhọn vút lên trời, bao quanh có những đỉnh hình tam giác nổi bật. Ảnh: Trúc Nhã/Sài Gòn Tiếp Thị

Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa. Người ta sử dụng đá granite để xây dựng các hạng mục, tạo nên điểm nhấn khác biệt trong kiến trúc và vẻ đẹp độc đáo. Ảnh: Trúc Nhã/Sài Gòn Tiếp Thị

Để làm nổi bật công trình đã xây dựng từ nhiều năm nay, năm 2020, nhà chùa đã xây dựng thêm cầu thang bộ dài khoảng 70m, ngang 15m. Qua đó, mở thêm một lối đi thuận tiện khi lên chùa, góp phần làm tăng vẻ đẹp và làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc của chùa.

Cầu thang lên chùa được xây dựng năm 2020. Ảnh: Báo An Giang

Nằm ở trên cao nên góc nhìn của chùa Tà Pạ cũng đặc biệt hơn. Từ chùa, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng vẻ đẹp trù phú của vùng Tri Tôn. Dưới chân núi là những cánh đồng lúa xanh mướt, đến mùa thu hoạch chuyển sang màu vàng rực rỡ như bức tranh say lòng người.

Vào mùa nước nổi, chùa Tà Pạ trở nên càng đẹp hơn, khi được bao quanh bởi đồng nước mênh mông và những vườn thốt nốt xa xa. Không khí thoáng đãng, mát mẻ cùng cảnh sắc yên bình, chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thư giãn và tĩnh tâm.

Theo Thị trường Tài chính

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
Top