banner 728x90

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

20/11/2024 Lượt xem: 2384

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Việt Nam có nhiều chùa Hang nổi tiếng như chùa Hang (Thiên Khổng Thạch Tự, tức Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi; chùa Hang (Hải Sơn) tại núi An Bình, Kiên Giang; chùa Hang (Hương Nghiêm) ở Tuyên Quang… hay những chùa trong thạch động kỳ bí như chùa Hương, chùa Trầm, chùa Địch Lộng… Tuy nhiên, chùa Hang (Đồ Sơn, Hải Phòng) lại mang một giá trị lịch sử, tôn giáo đặc biệt, gắn liền với dấu ấn Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Chùa Hang mang kiến trúc độc đáo, cổ kính, yên bình và được cây cối phủ xanh xung quanh. Ảnh: Báo Dân Trí

Theo thông tin từ website Ban Tôn giáo Chính phủ, chùa Hang nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Chùa được sáng lập bởi một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc (có tài liệu cho rằng ông là người Ấn Độ), vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên.

Hiện phía trong hang núi vẫn còn là nơi thờ tự Tổ sư Bần - Phật Quang. Ảnh: Báo Lao Động

Nhiều nhà nghiên cứu nhận định đây, chùa Hang là địa điểm đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Không chỉ được biết đến là ngôi chùa “thiên tạo” lớn nhất trong Khu di tích Đồ Sơn, theo nhiều nhà nghiên cứu, chùa Hang còn là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta. Ảnh: Báo Lao Động

Chùa Hang còn được gọi là Cốc Tự, được xây dựng trên núi Vạn Tác. Đúng như tên gọi của chùa, nơi đây vốn được người xưa xây dựng trong một hang đá cao 35m, rộng 7m, chia làm 2 bậc thềm. Lòng hang hình thang, xuyên thẳng sâu vào núi với độ dài khoảng 25m. Phía sâu trong lòng hang chỉ cao 1,2m, rộng 1,3m.

Các bậc tiền nhân đã sử dụng một hang đá trên núi Vạn Tác để lập chỗ tu hành. Ảnh: Báo Vietnamnet

Chùa có vị thế đặc biệt, lưng tựa vào núi vững chắc, mặt hướng ra biển Đồ Sơn, tạo nên một cảnh quan hùng vĩ. Nhìn từ xa, chùa, tháp và nhà thờ Tổ hòa quyện thành một quần thể kiến trúc độc đáo.

Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Hang vẫn giữ được lối kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần” đặc trưng. Ban đầu, chùa nằm sát mép biển, thuận tiện cho ngư dân hành lễ, nhưng hiện nay đã cách biển hơn 100m.

Bên cạnh ngôi cổ tự nằm sâu trong hang núi 25m, được phép của chính quyền cơ sở, nhân dân địa phương và thành hội Phật giáo Hải Phòng đã kiến thiết nhà thờ Tổ, nhà Mẫu. Ảnh: Báo Vietnamnet

Hiện chùa được xây dựng với kết cấu ba tầng. Tòa Tam Bảo nằm ở tầng hai, tầng trên cùng là Tây Phương điện. Các công trình nhà Tổ và nhà Mẫu được xây dựng bằng vật liệu gỗ, gốm cổ truyền, phục dựng theo nghệ thuật trang trí thời Nguyễn với kiểu bố cục hình chữ "nhất", mặt chính quay hướng Đông. Phía trước chùa, tượng Phật Bà Quan Âm từ bi đứng trên đá núi, bên cạnh là tháp thiêng bảy tầng, tượng trưng cho bảy vị Sư Tổ đã thành chính quả tại chùa Hang.

Chùa Hang Đồ Sơn còn lưu giữ nhiều di vật quý như bàn thờ đá, tượng A Di Đà và pho tượng Sư Tổ bằng đá xanh tọa thiền trên đài sen.

Ngoài di vật tượng Phật bằng đá, chùa Hang còn tồn tại một giếng nước cổ - tương truyền nhà sư từ Ấn Độ Phật Quang đã dùng nước ngọt từ giếng này. Đây chính là dấu tích còn lại của ngôi chùa cách thời đại ngày nay hơn 20 thế kỷ.

Dọc theo mặt tiền chùa là các pho tượng La Hán. Ảnh: Báo Dân Trí

Với giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, năm 2010, chùa Hang được UBND TP. Hải Phòng công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp thành phố.

Hàng năm, từ mùng 1 đến mùng 6 Tết Âm lịch, lễ hội chùa Hang được tổ chức long trọng với hai phần: phần Lễ và phần Hội, nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân được an lạc, hạnh phúc.

Chùa Hang Đồ Sơn không chỉ là nơi lưu giữ những dấu ấn Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam, mà còn là một điểm đến tâm linh đầy giá trị, hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa truyền thống.

Theo Thị trường Tài chính

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Từ ngày 04/10/2024 Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ngày 4-10-2024 đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Top