banner 728x90

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

29/07/2024 Lượt xem: 2651

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.  

Những người phụ nữ Lự ở Bản Hon gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.  

Nằm trong vùng đất tuyệt đẹp cách trung tâm huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu khoảng hơn 10 km, xã Bản Hon là nơi có cộng đồng dân tộc Lự đông đảo nhất tỉnh sinh sống. Tại đây có hơn 500 hộ gia đình người Lự chiếm trên 90% tổng số hộ gia đình toàn xã.

Phụ nữ Lự ở Bản Hon nắm vững kỹ thuật dệt truyền thống vì học từ bà, từ mẹ qua nhiều năm. Thuần thục dệt trên khung dệt, các công đoạn từ trồng bông, bật bông, se sợi đến thêu, nhuộm đều do những người phụ nữ tự tay làm. Những lúc nông nhàn, họ cặm cụi dệt những sản phẩm thổ cẩm mộc mạc nhưng rất đẹp, chứa đựng giá trị truyền thống và niềm tự hào về văn hóa của dân tộc Lự.

Theo chị Lò Thị Thụy, những người phụ nữ người Lự ở đây hầu hết ai cũng biết thêu thùa, dệt vải, may áo, váy. Những sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo dùng để để trang trí nhà cửa và may trang phục truyền thống của phụ nữ, tạo nên nét đẹp độc đáo, quyến rũ và nổi bật.

Du khách tìm hiểu cách dệt thổ cẩm của người Lự.

Nghề dệt thổ cẩm trước đây là niềm tự hào của các gia đình, ngày nay còn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, bởi những năm gần đây ngành du lịch tỉnh Lai Châu chọn nghề dệt của người Lự ở Bản Hon là một trong những sản phẩm du lịch trọng điểm.

Mặc dù đối mặt với thách thức không nhỏ từ hàng dệt công nghiệp, cộng đồng người Lự vẫn nỗ lực bảo tồn và phát triển nghề. Bên cạnh đó tỉnh Lai Châu cũng làm rất nhiều việc từ phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với du khách, hỗ trợ những lớp học giữ nghề, tôn vinh nghề dệt người Lự trong những ngày hội văn hóa lớn… để cùng với đồng bào người Lự gìn giữ và phát triển một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Lự.

Nghề dệt thổ cẩm của người Lự ở Bản Hon không chỉ là một nghề truyền thống mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và lòng đam mê. Những tác phẩm tinh tế của những người phụ nữ Lự vừa làm đẹp cho cuộc sống vừa là cách họ gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc góp phần làm đẹp cho bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của đất nước Việt Nam./.

Việt Cường/ Báo Ảnh Việt Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Khám phá khu di tích lịch sử văn hóa ngàn năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Giữa miền đất Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu) chan hòa nắng gió, khu di tích lịch sử – văn hóa Bàu Thành sừng sững như một nhân chứng lặng lẽ hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây, từng lớp dấu tích cổ xưa hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại, tạo thành điểm đến độc đáo vừa gợi trí tò mò vừa làm dậy lên lòng tự hào về một vùng biên viễn oai hùng.

Lễ hội chùa Keo và 6 nghi thức độc đáo: Di sản văn hóa tâm linh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Hồng thơ mộng, chùa Keo – tên chữ là Thần Quang Tự – tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính, có giá trị lịch sử và nghệ thuật bậc nhất ở Việt Nam.

Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng – Di sản văn hóa của người dân Nam Bộ

Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến món bánh canh Trảng Bàng trứ danh. Thế nhưng, mảnh đất nắng gió này còn ẩn chứa một di sản văn hóa lâu đời: làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – nơi kết tinh tinh hoa ẩm thực và tâm hồn người dân Nam Bộ.

Người mở cõi – Vị khai quốc công thần đất Đồng Nai

Cách đây 327 năm, vào mùa xuân năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh dẫn binh thuyền xuôi dòng sông Sài Gòn rồi ngược dòng Đồng Nai, đặt chân đến vùng Cù Lao Phố. Với tầm nhìn chiến lược và phẩm chất của một nhà kiến thiết, ông đã nhanh chóng thiết lập dinh Trấn Biên, ổn định trật tự, khai sinh hệ thống hành chính cho vùng đất hoang hóa rộng lớn, mở đầu cho quá trình xác lập chủ quyền của Đàng Trong trên phần đất Nam Bộ ngày nay.

Lăng Văn Sơn: Nét chạm của di sản trong đô thị hiện đại

Giữa nhịp phát triển sôi động của vùng Tây Hà Nội, Lăng Văn Sơn – di tích lịch sử quốc gia tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng – vẫn là biểu tượng văn hóa, điểm tựa tâm linh và niềm tự hào của người dân địa phương. Nơi đây không chỉ gắn với vị tướng Văn Dĩ Thành – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV – mà còn lưu giữ những giá trị trường tồn của vùng đất Tổng Gối anh hùng.

Hình tượng Dê trong văn hóa thế giới và nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Hình tượng con dê là một biểu tượng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, với ý nghĩa đa dạng từ tôn giáo, triết lý đến nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Tại Việt Nam, con dê không chỉ là động vật quen thuộc trong đời sống nông nghiệp mà còn giữ vị trí biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình và kiến trúc truyền thống.

Bảo tàng – Thư viện Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình đưa di sản văn hoá đến gần hơn với du khách

Không chỉ lưu giữ ký ức, di sản văn hóa còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa người dân và quê hương, giữa du khách và những câu chuyện lịch sử tưởng như đã lùi xa. Ở thành phố du lịch biển Vũng Tàu – hành trình ấy đang được tiếp nối sáng tạo và nhân văn qua nỗ lực không ngừng của Bảo tàng – Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ý nghĩa biểu tượng của tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - Di sản vô giá của dân tộc

Sự sùng bái Bồ tát Quan Âm có liên quan mật thiết đến sự phát triển của Tịnh độ tông và Mật tông, cụ thể là tư tưởng “Tịnh Mật hợp nhất”. Chính tại thời điểm giao thoa của hai tông này mà sức sáng tạo các hình tượng Bồ tát Quan Âm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng.
Top