banner 728x90

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

18/09/2024 Lượt xem: 3096

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ảnh minh họa. (Nguồn: dangcongsan.vn)

Lễ hội Katê chính thức diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 năm 2024 với nhiều hoạt động, nghi lễ phong phú và đa dạng: Lễ đón rước y trang từ cộng đồng người Raglay, múa tập thể ở sân vận động thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, lễ rước y trang lên đền tháp Po Klaong Garay và Po Ramê và các nghi thức dâng lễ vật trên đền tháp của cộng đồng người Chăm.

Tiến hành Lễ hội Katê có các chức sắc Bàlamôn giáo như Po Adhia, bà Pajau, ông Kadhar và ông Camanei phối hợp cùng nhau thực hành các nghi thức mở cửa đền tháp, tắm tượng thần, dâng lễ vật và hát ngợi ca tiểu sử các vị thần. Qua đó, người dân khấn cầu cho vụ mùa mới được bội thu, cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển, đời sống người dân được ấm no, bình an và hạnh phúc.

Các chức sắc Chăm cùng đồng bào hành lễ trên Tháp 

Ngoài sự tham gia của cộng đồng người Chăm còn có sự tham gia hành lễ của đồng bào dân tộc Raglay ở miền núi có mối quan hệ mật thiết với người Chăm. Tại đền tháp Po Klaong Garay có sự tham gia của cộng đồng người Raglay ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước. Tại khu vực đền tháp Po Ramê có cộng đồng người Raglay ở thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam. Tại khu vực đền thờ Po Ina Nagar có cộng đồng người Raglay ở thôn Giá, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam tham gia biểu diễn mã la, kèn bầu, mang y trang đến hành lễ.

Người Chăm có câu thành ngữ “Bilan tijuk ngap yang Katê bilan salapan ngap yang Cambur”, nghĩa là tháng 7 Âm lịch cúng lễ Katê, tháng 9 cúng lễ Cambur. Để chuẩn bị cho Lễ hội Katê, cộng đồng Chăm làm vệ sinh làng xóm, nhà cửa, lựa chọn những lễ vật như trái cây, bánh ngọt, con gà, dê, trầu cau và rượu trứng. Vốn là những sản vật địa phương do người dân nuôi trồng, mang đến đền tháp dâng cúng cho các vị thần nhằm mục đích tạ ơn các vị thần đã ban cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa được tươi tốt, cuộc sống ấm no và mạnh khỏe. Đồng thời, xin các vị thần che chở, phù hộ độ trì, công việc lao động gặp nhiều thuận lợi, con cái học tập nên người.

Thiếu nữ Chăm dâng lễ lên Tháp 

Ẩm thực trong Lễ hội Katê không thể thiếu các món bánh tét đòn, bánh tét cặp, bánh ít được làm bằng gạo nếp, bánh ginraong laya được làm bằng bột gạo và trứng gà nặn thành hình san hô rồi mang chiên chín bột. Canh thịt dê nấu với lá me non, củ hành lá và gạo rang giã nhuyễn ăn với rau ghém.

Đặc biệt năm nay, trước thềm diễn ra Lễ hội Katê, từ ngày 27- 29/9, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm toàn quốc lần thứ VI, có sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố như Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cộng đồng người Chăm từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về Ninh Thuận tranh tài, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Qua đó, Ninh Thuận có dịp quảng bá hình ảnh miền đất, con người, sản vật địa phương và di sản văn hóa Chăm.

Vũ điệu trên Tháp 

Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm toàn quốc cùng với Lễ hội Katê sẽ mang đến những sắc màu văn hóa linh lung, tìm về cội nguồn văn hóa truyền thống của người Chăm. Du khách trong và ngoài nước được trải nghiệm và thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc nhất của cộng đồng Chăm tại miền đất nắng, gió và ẩn chứa nhiều di sản văn hóa sống động./.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Khám phá khu di tích lịch sử văn hóa ngàn năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Giữa miền đất Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu) chan hòa nắng gió, khu di tích lịch sử – văn hóa Bàu Thành sừng sững như một nhân chứng lặng lẽ hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây, từng lớp dấu tích cổ xưa hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại, tạo thành điểm đến độc đáo vừa gợi trí tò mò vừa làm dậy lên lòng tự hào về một vùng biên viễn oai hùng.

Lễ hội chùa Keo và 6 nghi thức độc đáo: Di sản văn hóa tâm linh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Hồng thơ mộng, chùa Keo – tên chữ là Thần Quang Tự – tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính, có giá trị lịch sử và nghệ thuật bậc nhất ở Việt Nam.

Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng – Di sản văn hóa của người dân Nam Bộ

Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến món bánh canh Trảng Bàng trứ danh. Thế nhưng, mảnh đất nắng gió này còn ẩn chứa một di sản văn hóa lâu đời: làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – nơi kết tinh tinh hoa ẩm thực và tâm hồn người dân Nam Bộ.

Người mở cõi – Vị khai quốc công thần đất Đồng Nai

Cách đây 327 năm, vào mùa xuân năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh dẫn binh thuyền xuôi dòng sông Sài Gòn rồi ngược dòng Đồng Nai, đặt chân đến vùng Cù Lao Phố. Với tầm nhìn chiến lược và phẩm chất của một nhà kiến thiết, ông đã nhanh chóng thiết lập dinh Trấn Biên, ổn định trật tự, khai sinh hệ thống hành chính cho vùng đất hoang hóa rộng lớn, mở đầu cho quá trình xác lập chủ quyền của Đàng Trong trên phần đất Nam Bộ ngày nay.

Lăng Văn Sơn: Nét chạm của di sản trong đô thị hiện đại

Giữa nhịp phát triển sôi động của vùng Tây Hà Nội, Lăng Văn Sơn – di tích lịch sử quốc gia tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng – vẫn là biểu tượng văn hóa, điểm tựa tâm linh và niềm tự hào của người dân địa phương. Nơi đây không chỉ gắn với vị tướng Văn Dĩ Thành – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV – mà còn lưu giữ những giá trị trường tồn của vùng đất Tổng Gối anh hùng.

Hình tượng Dê trong văn hóa thế giới và nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Hình tượng con dê là một biểu tượng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, với ý nghĩa đa dạng từ tôn giáo, triết lý đến nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Tại Việt Nam, con dê không chỉ là động vật quen thuộc trong đời sống nông nghiệp mà còn giữ vị trí biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình và kiến trúc truyền thống.

Bảo tàng – Thư viện Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình đưa di sản văn hoá đến gần hơn với du khách

Không chỉ lưu giữ ký ức, di sản văn hóa còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa người dân và quê hương, giữa du khách và những câu chuyện lịch sử tưởng như đã lùi xa. Ở thành phố du lịch biển Vũng Tàu – hành trình ấy đang được tiếp nối sáng tạo và nhân văn qua nỗ lực không ngừng của Bảo tàng – Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ý nghĩa biểu tượng của tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - Di sản vô giá của dân tộc

Sự sùng bái Bồ tát Quan Âm có liên quan mật thiết đến sự phát triển của Tịnh độ tông và Mật tông, cụ thể là tư tưởng “Tịnh Mật hợp nhất”. Chính tại thời điểm giao thoa của hai tông này mà sức sáng tạo các hình tượng Bồ tát Quan Âm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng.
Top