banner 728x90

Không phóng sinh sinh vật ngoại lai tại Đại lễ Phật đản ở Thừa Thiên - Huế

11/05/2024 Lượt xem: 2503

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng lực lượng chức năng sẽ siết chặt việc phóng sinh tại Đại lễ Phật đản 2024, không thả những sinh vật ngoại lai.

Tại cuộc họp báo Tuần lễ Phật đản 2024 (Phật lịch 2568) chiều 11/5, ông Nguyễn Văn Lập - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thừa - Huế cho biết, nguồn giống để phục vụ phóng sinh tại Đại lễ Phật đản 2024 phải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế cung cấp. Tuyệt đối không thả các sinh vật ngoại lai làm ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Nguyễn Văn Lập - Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế cung cấp thông tin tại buổi họp báo. 

Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Giáo hội đã có kế hoạch phối hợp với Chi cục Thuỷ sản thực hiện các biện pháp siết chặt việc phóng sinh tại Đại lễ Phật đản 2024. Ngày 12/5, sau lễ hạ thuỷ 7 toà sen trên sông Hương, Giáo hội và lực lượng chức năng sẽ giám sát kỹ nguồn giống dùng phóng sinh, bố trí các thuyền bảo vệ, giám sát nhằm bảo đảm việc phóng sinh đúng quy định. 

Theo Hoà thượng Thích Khế Chơn, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đại lễ Phật đản 2024 tại Thừa Thiên - Huế diễn ra từ ngày 8/5 đến 22/5.

Trong đó, Tuần lễ Phật đản diễn ra từ 15/5 - 22/5. Đúng 4h ngày 15/5, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong toàn tỉnh cử hồi 3 chuông trống Bát nhã kính mừng Đức phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an; tổ chức tuần lễ tụng kinh kính mừng Phật đản, kinh Chuyển Pháp luân, kinh Pháp hoa và các kinh cầu an...

Hoà thượng Thích Khế Chơn - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Lễ chính diễn ra ngày 22/5, các tăng ni, phật tử các giới tập trung tại Lễ đài Từ Đàm và cử hành chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm lúc 6h cùng ngày. 

Hoà thượng Thích Khế Chơn cho hay, Giáo hội sẽ tổ chức nhiều sự kiện để hướng đến Đại lễ Phật đản 2024 như thiết trí lễ đài, trang trí 7 hoa sen trên sông Hương và các biểu tượng Phật giáo; thực hiện nghi thức tắm Phật và lễ rước Phật truyền thống; treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, biểu ngữ kính mừng Phật đản. 

Các hoạt động khác gồm thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni; diễu hành thuyền hoa; phóng sanh đăng; triển lãm về văn hoá Phật giáo, tụng kinh, tọa đàm, diễn giảng chánh pháp, đặt vòng hoa tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo, nghĩa trang liệt sỹ; thăm viếng, tặng quà thân nhân Thánh tử đạo, các gia đình có công với nước, thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão...

Hoà thượng Thích Khế Chơn khẳng định, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản 2024 đã đề nghị và sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm... trong suốt thời gian diễn ra sự kiện; đặc biệt đảm bảo bảo vệ môi trường trong quá trình cử hành lễ thả đèn hoa đăng (phóng sanh đăng) trên sông.

NGUYỄN VƯƠNG/VTC NEWS

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
Top