banner 728x90

Chùa Thắng Nghiêm – Dấu ấn Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

14/02/2025 Lượt xem: 2372

Tọa lạc tại thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chùa Thắng Nghiêm là một công trình đặc sắc gắn liền với dòng Phật giáo Mật tông. Với lịch sử hơn một nghìn năm, chùa không chỉ là nơi hành hương của Phật tử mà còn là điểm giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc cổ Việt Nam và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

Theo sư trụ trì Thích Minh Thanh, Thắng Nghiêm là một ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời. Tương truyền, chùa được xây dựng vào những năm 187 - 266 thời Ngô Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Châu. Tuy nhiên, chính sử ghi nhận rằng, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028).

Điểm giao thoa truyền thống và hiện đại

Đại Việt sử ký toàn thư, phần Kỷ nhà Lý, Niên hiệu Thái Tổ Hoàng đế có đoạn chép: “Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La… Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm…”

Cổng trước chùa Thắng Nghiêm

Trong suốt chiều dài lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã trở thành nơi sinh sống và tu hành của nhiều bậc danh tăng, danh tướng nổi tiếng thời Lý và Trần, như Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư và Trần Hưng Đạo. Chùa chính là nơi Hưng Đạo Đại vương được Thiền sư Đạo Huyền nuôi dưỡng, rèn luyện từ năm 7 tuổi, để sau này trở thành vị anh hùng kiệt xuất trong lịch sử Đại Việt.

Chùa thuộc quần thể thánh tích làng Khúc Thủy – một địa phương mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh. Qua nhiều triều đại, chùa được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể thánh tích.

Ngày nay, chùa được nhân dân địa phương quen gọi là chùa Khúc Thủy. Nơi đây vẫn còn lưu giữ 34 đạo sắc phong từ các triều đại phong kiến, khẳng định giá trị lịch sử văn hóa to lớn trong hệ thống chùa chiền Việt Nam.

Trong suốt chiều dài lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã trở thành nơi sinh sống và tu hành của nhiều bậc danh tăng, danh tướng nổi tiếng thời Lý và Trần.

Hành trình nghìn năm từ cội nguồn đến hơi thở Mật Tông

Trải qua thời gian và những biến cố lịch sử, nhiều công trình kiến trúc gốc của chùa đã bị hư hại nghiêm trọng. Sau nhiều lần trùng tu, chùa hiện nay theo pháp môn Mật Tông Kim Cương Thừa, với kiến trúc và trang trí mang đậm ảnh hưởng từ Phật giáo Tây Tạng.

Phật giáo Mật Tông, hay “Mantra”, là một pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại Thừa. Phong cách này thường gắn liền với những biểu tượng, pháp khí và nghi lễ độc đáo, đôi khi bị hiểu nhầm là “phô trương” bởi sự rực rỡ, cầu kỳ và giàu tính biểu tượng. Khi đến chùa Thắng Nghiêm, du khách sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt so với các ngôi chùa truyền thống tại Việt Nam.

Hình vẽ biểu tượng hình tròn nằm trên bàn tay là Mandala – một biểu tượng phổ biến trong Mật Tông Kim Cương Thừa, biểu tượng cho vũ trụ và giác ngộ

Khác với Phật giáo Đại Thừa mà phần lớn chùa Việt Nam thực hành, thường tập trung vào sự khiêm nhường, với các kiến trúc giản dị, trầm mặc, mang vẻ đẹp cổ kính; chùa Thắng Nghiêm sử dụng tông màu vàng, nâu đậm nổi bật. Những bức tường đá ong của những công trình đồ sộ sẽ gợi du khách nhớ đến những ngôi chùa tại Tây Tạng, Nepal hay Bhutan.

Một điểm nhấn đặc biệt của chùa Thắng Nghiêm là hơn 100 pho tượng Phật ngồi trên đài sen được sơn vàng, xếp dọc các lối đi hai bên cạnh hội trường lớn - nơi thuyết giảng và tổ chức các buổi lễ quan trọng như Lễ Phật Đản và Lễ Vu Lan.

Một điểm nhấn đặc biệt của chùa Thắng Nghiêm là hơn 100 pho tượng Phật ngồi trên đài sen được sơn vàng, xếp dọc các lối đi.

Trong khuôn viên chùa cũng có khu mộ tháp Kim Cương độc đáo với các tháp mộ mang hình dáng của bảo tháp Kim Cương (Stupa) – biểu tượng thiêng liêng trong Phật giáo Mật Tông, tượng trưng cho vũ trụ, con đường tu tập và không gian linh thiêng.

Khu mộ tháp Kim Cương.

Xung quanh khu mộ là những cột luân xa, hay còn gọi là bánh xe cầu nguyện. Bên trong bánh xe chứa các bản kinh hoặc thần chú, phổ biến nhất là câu thần chú “Om Mani Padme Hum” – biểu trưng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Bánh xe được thiết kế để xoay tròn, và mỗi lần xoay bánh xe được xem như một lần tụng niệm tất cả các kinh văn chứa bên trong.

Những cột luân xa xung quanh khu mộ tháp.

Những dải cờ ngũ sắc bay phấp phới trong gió cũng mang đến hơi thở Tây Tạng. Những dải cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió", biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, lá cờ có 5 màu, tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.

Ngôi chùa là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo du khách không nên bỏ qua trong dịp Tết đến, xuân về.

Sự đan xen giữa nét cổ kính và mới mẻ này khiến chùa Thắng Nghiêm không chỉ là nơi thờ tự mà còn là điểm đến văn hóa độc đáo, kết nối giữa cội nguồn Việt Nam và hơi thở tâm linh từ những vùng đất xa xôi như Tây Tạng. Đặc biệt, phong cách Mật Tông hiện đại thu hút nhiều người trẻ, những người yêu thích vẻ rực rỡ và sự huyền bí của dòng Phật giáo này.

Chùa vẫn giữ được phần hồn cốt của kiến trúc chùa truyền thống Việt Nam như mái ngói đỏ với đầu đao cong vút hình rồng phượng, cổng tam quan hay các cột gỗ chạm khắc tinh xảo.

Ngôi chùa không chỉ là nhân chứng lịch sử, và còn là biểu tượng cho sự phát triển và thích nghi trong thế giới hiện đại nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi. Ngoài chùa Thắng Nghiêm, Hà Nội còn có hai ngôi chùa Mật Tông nổi tiếng khác là chùa Vạn Niên (quận Tây Hồ) và chùa Long Quang (huyện Thanh Trì), tạo thành một mạng lưới kết nối văn hóa tâm linh đặc sắc của Phật giáo Mật Tông tại Việt Nam. Đây là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo du khách không nên bỏ qua trong dịp Tết đến, xuân về

Nguồn: Tạp chí điện tử Kinh Doanh

 

Tags:

Bài viết khác

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.

Trầm tích văn hóa ở làng cổ Hùng Lô (Phú Thọ)

Hùng Lô là một làng cổ, một vùng đất thiêng gắn với nhiều huyền tích thời Hùng Vương trên vùng Đất Tổ Phú Thọ. Nơi đây, có không gian làng cổ quần tụ bên dòng Lô Giang hiền hòa, lưu giữ kho trầm tích văn hóa, di sản đặc biệt có giá trị với những phong tục gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan và mái đình Hùng Lô cổ kính từ lâu đã đi vào tâm thức của cư dân đất Việt…

Kiến Trúc độc đáo Cung An Định xứ Huế

Nằm giữa lòng thành phố Huế, Cung An Định là một trong những công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách châu Âu kết hợp các họa tiết trang trí truyền thống cung đình. Đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương tây. Là một trong những công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng bảo vật Di tích quốc gia đặc biệt thờ Đức Vương Ngô Quyền

Từ Lương Xâm là một trong ba “linh từ” nổi tiếng thờ Đức Vương Ngô Quyền ở Hải Phòng với nhiều bảo vật, vừa được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Sự khác nhau giữa Nghè - Miếu - Am

Am thờ Phật thì trong quan niệm tâm linh, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi nó được xem như sự kết nối giữa hai thế giới, giữa hai linh hồn, giữa người âm và người dương, giữa bầu trời và mặt đất. Hơn thế nữa, bàn thờ này là biểu tượng cầu mong cho mưa gió được thuận hòa. Cũng như cầu sự may mắn, bình an với mọi người.

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Tây An Cổ Tự (An Giang): Chùa có kiến trúc kết hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam

Chùa Tây An hay Tây An Cổ Tự ẩn mình dưới chân núi Sam, mang kiến trúc giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt cổ và Ấn Độ. Cùng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình đã tạo nên vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ cho ngôi chùa. Ngoài ra, chùa Tây An còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Chùa Thiên Hưng Bình Định: "Cổ trấn Phật giáo" giữa lòng xứ Nẫu

Giữa lòng xứ Nẫu, Chùa Thiên Hưng nổi bật bởi vẻ đẹp "cổ trấn Phật giáo" với kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại.
Top