banner 728x90

Chùa Hang – Nơi Phật giáo đầu tiên du nhập vào Việt Nam

12/10/2024 Lượt xem: 2667

Chùa Hang nằm ở khu 1 thuộc phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Theo các tài liệu nghiên cứu thì chùa được một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc (có tài liệu ghi là người Ấn Độ) đã đến cư trú tại hang và mở chùa này vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

Toàn cảnh Chùa Hang

Nước ta hiện có nhiều chùa Hang như Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch Tự, tức Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi; Chùa Hang (Hải Sơn) tọa lạc nơi chân núi An Hải Sơn, An Bình, Kiên Lương, Kiên Giang; Chùa Hang (Hương Nghiêm) thuộc xã An Khang, Tuyên Quang và nhiều chùa nằm trong các thạch động kỳ thú như chùa Hương, chùa Trầm, chùa Địch Lộng… Tuy nhiên, do tính chất lịch sử như vậy nên chùa Hang ở Đồ Sơn có một giá trị rất quan trọng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của đất nước.

Chùa Hang ở Đồ Sơn còn có tên chữ là Cốc Tự. Đúng như tên gọi của chùa, tiền nhân đã vào hang đá trên núi Vạn Tác để lập chỗ tu hành. Chùa được đặt trong lòng hang đá ven sườn núi cao 35m, rộng 7m và được chia thành hai bậc thềm trong, ngoài. Lòng hang có hình thang xuyên sâu thẳng vào trong núi, có độ dài 25m, phía sâu trong lòng hang chỉ cao 1,2m, rộng 1,3m.

Hiện nay chùa vẫn còn nhiều di vật đáng quý như bàn thờ đá tượng A di đà, pho tượng sư tổ bằng đá xanh, cao 0,59cm tọa thiền trên đài sen, tóc quăn thành từng búi, tai dài; bát hương đá tạo hình thành thế chân vạc đặt trước bàn thờ sư tổ; giếng nước cổ ở sâu trong lòng hang. Chùa có vị thế lưng ẩn sâu trong núi vững chãi và mặt hướng ra biển cả mênh mông. Nhìn từ xa, chùa, tháp, nhà thờ tổ… hợp lại thành một quần thể kiến trúc độc đáo về dáng vóc, đa dạng về hình khối.

Một nơi để du khách lưu lại giây phút "check-in" kỷ niệm

Trước đây, các học giả nổi tiếng như Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh… đều cho rằng: Đạo Phật từ Trung Quốc truyền đến nước ta cuối thời Đông Hán.

Cụ Đào Duy Anh cho rằng: Phái Tiểu Thừa (Nam tông) truyền sang từ Xiêm La, Cao Man giữ theo chính truyền của Phật Thích Ca. Phái Đại Thừa (Bắc tông) truyền sang từ Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản. Theo một số tài liệu từ Trung Quốc nói rằng thành NêLê ở Giao Châu có bảo tháp của vua Asoka, và thành NêLê mà tài liệu đề cập đến chính là Đồ Sơn hiện nay.

Lúc chúng tôi đến tìm hiểu, nhiều người dân địa phương nơi đây còn truyền miệng về câu chuyện cây gậy pháp Đức Phật Quang ban cho Chử Đồng Tử. Theo thần tích bà Đa người làng này, có người con duy nhất ra bờ sông bị chết đuối, bà kêu khóc thảm thiết, vừa lúc đó có một thầy chùa đi qua đã dùng cây gậy thần cứu sống. Nhà sư sau khi được xin tên để được thờ sống đã dặn: cứ gọi ta là Đông Yên. Về sau dân làng tìm về Đông Yên mới rõ người đó là Chử Đồng Tử. Từ thần tích miếu Thị Đa làng Cốc Liễn đến thần tích quận Đồ Sơn có tên cũ là NêLê có dấu tích Phật nơi giáo đầu tiên du nhập vào nước ta.

Đến chùa Hang Đồ Sơn chúng ta cảm nhận được một không khí rất linh thiêng ẩn trong vẻ đẹp trầm mặc của chốn Cốc Tự cổ kính, uy nghiêm. Đây thật sự là một điểm đến thú vị để tìm hiểu về lịch sử Phật giáo và tín ngưỡng dân tộc.

Tác giả: Cách Tân

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top