banner 728x90

Câu chuyện gia đình: “Ly hôn và những điều vụn vặt”

26/04/2024 Lượt xem: 3371

         Khi yêu nhau, đôi bạn trẻ nào cũng nghĩ rằng, họ sẽ chung sống với nhau đến trọn đời. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều đôi nam nữ chỉ sau một thời gian ngắn sống chung họ đành phải nói lời từ biệt. Vài năm gần đây, tỷ lệ ly hôn đang có xu hướng không ngừng gia tăng. Mặc dù các tổ chức xã hội ở đia phương như tổ dân phố, tổ hòa giải, hội phụ nữ… đã cố gắng hết sức trong việc hòa giải song vẫn không làm giảm bớt số lượng các cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa. Vậy điều gì đã dẫn đến tình trạng này? Hãy nghe lời tâm sự bộc bạch của “những người trong cuộc”.

        Chị T nhà ở phường 11 TP.Vũng Tàu kể:“bây giờ nghĩ lại một thời yêu anh ấy tôi lại tự trách mình. Sao lúc ấy tôi lại ngây thơ lãng mạn đến thế! Để rồi khi chung sống mới thấy vỡ mộng. Ừ thì cuộc sống khó khăn, nhưng điều đó cũng sẽ vượt qua được thôi nếu cả hai cùng biết lo toan chia sẻ. Đằng này, anh ấy cứ như người trên mây, trên gió. Tiền hết, gạo hết, nhà thuê đến hẹn phải trả, con đau ốm, vợ mang thai… anh ấy vẫn cứ dửng dưng xem đó như là chuyện của người khác chứ không phải là chuyện của mình. Thượng vàng hạ cám, cái gì cũng đổ lên đầu tôi. Tôi vừa phải làm đàn bà lo việc nội trợ trong gia đình, vừa phải làm đàn ông để lo kiếm tiền nuôi sống cả nhà”.

         Còn chị S nhà ở phường 2 TP.Vũng Tàu tâm sự: “Ông ấy chỉ biết kiếm tiền. Thậm chí say kiếm tiền hơn cả say vợ. Mà mình chỉ cần có tiền vừa  đủ sống. Thời gian còn lại vợ chồng dành cho việc quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Vậy mà…

Giá như ông ấy biết rằng, phụ nữ cũng cần được chiều chuộng vuốt ve cũng chẳng kém gì cần tiền, thì gia đình tôi đâu đến nỗi bị tan vỡ”.

        Trường hợp của chị H nhà ở đường Trương Công Định, TP.Vũng Tàu thì lại ở một khía cạnh khác. Chị vừa khóc vừa kể với bạn bè khi đã ly hôn: “Mình đâu cần người hầu. Mình cần một người đàn ông. Thế mà ông ấy cứ như đàn bà, chỉ biết nấu ăn, giặt giũ, đưa đón con đi nhà trẻ. Nhiều lúc mình sai trái xúc phạm đến ông ấy mà ông ấy vẫn cứ cười khì khì. Những lúc như vậy, thà ông ấy cứ tát vào mặt mình, còn thấy dễ chịu hơn”.

        Hai vợ chồng anh V.và chị M ở thành phố Bà Rịa, chồng là kỹ sư, vợ là giáo viên thì các vụ cãi nhau lại bắt đầu từ những nguyên cớ tưởng như không có gì. Anh biểu lộ một cử chỉ mà theo anh đó là biểu hiện của tình yêu thì bị coi đó là một sự xúc phạm đến chị.

Một lời góp ý của chị với anh thì bị coi là lên mặt dạy đời…Những vụ cãi nhau như vậy xảy ra như cơm bữa khiến cho không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt khó thở và kết cục là họ chia tay nhau.

        Còn chị A ở thị xã Phú Mỹ thì hồn nhiên vui vẻ kể lại với mọi người ở cơ quan chị rằng: “Mình chịu đựng ông ấy được hai năm kể cũng hơi nhiều. Lẽ ra phải bỏ từ lâu rồi. Đành rằng vẫn biết ông ấy rất tốt, rất chu đáo với mình, nhưng khổ nỗi mình không sao chịu được vì ông ấy chẳng chịu tắm rửa, thay quần áo gì cả, người lúc nào cũng hôi hám và nhất là chẳng bao giờ ông ấy chịu đánh răng…”      

        Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến ly hôn, chẳng ai giống ai, song dễ thấy rằng hầu hết các nguyên nhân đều xuất phát từ những chuyện rất nhỏ nhặt, vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày, mà nếu họ biết để ý một chút thôi hẳn đã không dẫn đến những đổ vỡ đáng tiếc. Một anh đã ly hôn vợ vì lý do vợ ngoại tình phân trần: “Tôi làm việc hùng hục, chẳng quản ngày đêm để lo kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà cô ấy lại hậm hực: Tôi mải lo làm giàu, chẳng ngó ngàng gì đến vợ, nên cô ấy mới ngã vào vòng tay người khác”.

        Vậy đấy, không ít người cứ lầm tưởng rằng những cái lớn lao mới là quan trọng, còn những điều nhỏ nhặt đời thường thì dễ bỏ qua. Và chính từ những nhận thức đó đã nảy sinh không ít bi kịch gia đình./.                                        

Đào Quốc Thịnh

 

Tags:

Bài viết khác

Câu chuyện gia đình: Quên đi bệnh tật, ưu phiền

Câu chuyện trên khoang tàu hôm ấy ngẫu nhiên lại trĩu nặng nỗi lo về bệnh tật. 4 hành khách - 4 bệnh nhân mới bước ra từ các bệnh viện khác nhau ở thành phố đầy bụi bặm, xô bồ, lúc mưa lúc nắng. Một đôi vợ chồng già với những căn bệnh của người già xuống ga Quảng Ngãi. Một chị trung niên xuống ga Đà Nẵng mới lặn lội vào tận Sài Gòn chữa bệnh. Và tôi, cô gái trẻ hơn đôi chút nhưng cũng suy nghĩ rất nhiều trong hơn 7 tiếng trên tàu.

Tản văn: Mùa hè xa vắng

Sau chừng ly, tôi nhìn ra hồ. Nghe gió bời bời. Cảm giác xót xa quá đỗi. Những thân sen khô rã rời. Chắc chắn không phải là chống chọi với gió, không phải chống chọi với già nua. Cũng không hẳn là cam chịu.

Phân tích truyện ngắn “Ông tôi” của tác giả Đào Quốc Thịnh

Đề luyện thi số 1: Em hãy phân tích truyện ngắn “Ông tôi” của nhà văn Đào Quốc Thịnh?

Tản văn: “Thằng Bờm có cái quạt mo”

Trước sân nhà tôi có cây cau. Cây không cho bóng mát, trái cau trẻ nhỏ không ăn được... nên mấy chị em không hào hứng với cây cau trước cửa. Có lần, chị tôi đem về cây si, xin mẹ trồng trước ngõ cho mát. Mẹ tôi không chịu, bảo đó là cây cau bà nội trồng.

Tản văn: Nơi lưu giữ kỷ niệm đầu đời

Ngôi nhà của ngày xưa không còn nữa. Nó đã cũ và được cha thay thế bằng ngôi nhà mới. Cũng lâu lắm rồi từ ngày lớn lên, tôi không còn gặp lại ngôi nhà của tuổi thơ. Nhưng bóng dáng ngôi nhà của một thời thơ bé vẫn in đậm trong tôi, đẹp lung linh như những miền ký ức, vẫn vẹn tròn trong nỗi nhớ khôn nguôi...

Phân tích truyện ngắn Quê hương của tác giả Đào Quốc Thịnh

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9: Em hãy phân tích truyện ngắn “Quê hương” của nhà văn Đào Quốc Thịnh? Quê hương luôn là chủ đề khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả. Với tác phẩm “Quê hương”, nhà văn Đào Quốc Thịnh đã cho ra đời một truyện ngắn hay, đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam, một tác phẩm nhân văn sâu sắc, gây xúc động lòng người.

Tản văn: Gánh hàng rong của mẹ

Nghỉ hè, tôi có dịp đi thăm người bạn ở miền Tây. Hình ảnh những chiếc xuồng ba lá, những cô gái giản dị trong chiếc áo bà ba làm tôi thích thú. Nhưng điều lôi cuốn tôi nhất vẫn là những món ăn đậm chất Nam Bộ.

Truyện ngắn: Nỗi buồn chợt tan

Mẹ mất khi chị 15 tuổi, cha mất sức lao động, bốn đứa em đang tuổi ăn tuổi lớn. Gánh nặng áo cơm gia đình, chị phải nghỉ học. Thời gian thấm thoát... Đã hai mươi lần giỗ mẹ. Các em giờ đứa có gia đình, đứa học đại học. Đôi khi chị nhìn ra ngõ, thấy mùa xuân đi qua không trở lại.
Top