banner 728x90

Tản văn: “Thằng Bờm có cái quạt mo”

26/05/2025 Lượt xem: 2357

Trước sân nhà tôi có cây cau. Cây không cho bóng mát, trái cau trẻ nhỏ không ăn được... nên mấy chị em không hào hứng với cây cau trước cửa. Có lần, chị tôi đem về cây si, xin mẹ trồng trước ngõ cho mát. Mẹ tôi không chịu, bảo đó là cây cau bà nội trồng. Bà trồng cau vì lý lẽ rằng: Không phải cứ thích cây gì là trồng cây đấy được, phải nhớ “trước cau sau chuối”. Cây có nhiều lá đem trồng trước nhà sẽ cản trở gió lành. Trước nhà chỉ nên trồng cây mảnh, dáng cao, lá sáng...

Chị em tôi lớn lên cùng cây cau trước ngõ, rồi tôi cũng thấy ngợp trước vẻ đẹp của cây cau. Hoa cau đẹp, hương cau thoang thoảng, ngọt ngào. Những ngày lễ Tết, mẹ chưng hoa cau trên bàn thờ, hương thơm thanh cao, tôn kính. Quả cau thì “nghĩa tình”, không thể thiếu trong những ngày lễ truyền thống của người Việt...

Mùa cau trổ bông, mẹ nhặt bẹ cau mới rụng làm quạt. Ký ức ngày nhỏ của tôi luôn có hình ảnh chiếc quạt mo của mẹ. Chiếc quạt giúp xua tan cái nắng nóng trưa hè. Đêm nào cũng vậy, sau khi chị em tôi học bài xong, mẹ trải chiếu ra giữa sân, lấy chiếc quạt mo huơ cành cạch, chúng tôi nằm ngoan ngoãn nghe mẹ kể chuyện đời xửa đời xưa, nghe mẹ đọc ca dao... Chị em tôi lớn lên cùng tiếng ru hời của mẹ, cùng những lời hát cái cò cái vạc, cùng tiếng cành cạch của chiếc quạt mo trên tay mẹ... Cuộc sống đơn sơ nhưng ấm áp.

Thời gian qua đi, con gái mẹ bây giờ cũng làm mẹ...

Cuộc sống hiện đại, máy điều hòa, quạt điện, quạt nước... đủ kiểu. Con tôi đi học, về nhà đọc: “Thằng Bờm có cái quạt mo...” rồi hỏi “Quạt mo là gì hả mẹ?”. Tôi sững người, đưa mắt nhìn ra sân. Trước sân nhà tôi trồng đủ cây kiểng nhưng không có cây cau mảnh khảnh... Những kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về. Tôi như nghe tiếng cành cạch của chiếc quạt mo trên tay mẹ...

Con gái xa quê, nhớ chiếc quạt mo, nhớ nhà, nhớ mẹ..

Phúc Nguyên

 

Tags:

Bài viết khác

Câu chuyện gia đình: Yêu sắc đẹp

Anh thường nói với chị: “Một bàn tay thô ráp nhưng mượt mà trong lòng người chồng, một làn da sạm nắng nhưng lại mềm mại trong lòng người chồng vì tình yêu với vợ. Mình đã sống với nhau lâu rồi, em đừng bận tâm vì nhan sắc”.

Tản văn: Ký ức tuổi thơ tôi

Cái mùi rơm, mùi rạ thơm tho và lành sạch ít khi làm ta từ chối hay né tránh. Cũng có thể vì trên những cánh đồng rộng, không khí loãng ra trong những chiều gió nên dù có vào chính vụ đốt đồng đi chăng nữa, người đi bên này những bờ ruộng, triền đê hay những con đường làng nương theo bờ bãi vẫn không cảm thấy ngột ngạt vì khói.

Câu chuyện gia đình: Quên đi bệnh tật, ưu phiền

Câu chuyện trên khoang tàu hôm ấy ngẫu nhiên lại trĩu nặng nỗi lo về bệnh tật. 4 hành khách - 4 bệnh nhân mới bước ra từ các bệnh viện khác nhau ở thành phố đầy bụi bặm, xô bồ, lúc mưa lúc nắng. Một đôi vợ chồng già với những căn bệnh của người già xuống ga Quảng Ngãi. Một chị trung niên xuống ga Đà Nẵng mới lặn lội vào tận Sài Gòn chữa bệnh. Và tôi, cô gái trẻ hơn đôi chút nhưng cũng suy nghĩ rất nhiều trong hơn 7 tiếng trên tàu.

Tản văn: Mùa hè xa vắng

Sau chừng ly, tôi nhìn ra hồ. Nghe gió bời bời. Cảm giác xót xa quá đỗi. Những thân sen khô rã rời. Chắc chắn không phải là chống chọi với gió, không phải chống chọi với già nua. Cũng không hẳn là cam chịu.

Phân tích truyện ngắn “Ông tôi” của tác giả Đào Quốc Thịnh

Đề thi: Em hãy phân tích truyện ngắn “Ông tôi” của nhà văn Đào Quốc Thịnh?

Tản văn: Nơi lưu giữ kỷ niệm đầu đời

Ngôi nhà của ngày xưa không còn nữa. Nó đã cũ và được cha thay thế bằng ngôi nhà mới. Cũng lâu lắm rồi từ ngày lớn lên, tôi không còn gặp lại ngôi nhà của tuổi thơ. Nhưng bóng dáng ngôi nhà của một thời thơ bé vẫn in đậm trong tôi, đẹp lung linh như những miền ký ức, vẫn vẹn tròn trong nỗi nhớ khôn nguôi...

Phân tích truyện ngắn Quê hương của tác giả Đào Quốc Thịnh

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9: Em hãy phân tích truyện ngắn “Quê hương” của nhà văn Đào Quốc Thịnh? Quê hương luôn là chủ đề khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả. Với tác phẩm “Quê hương”, nhà văn Đào Quốc Thịnh đã cho ra đời một truyện ngắn hay, đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam, một tác phẩm nhân văn sâu sắc, gây xúc động lòng người.

Tản văn: Gánh hàng rong của mẹ

Nghỉ hè, tôi có dịp đi thăm người bạn ở miền Tây. Hình ảnh những chiếc xuồng ba lá, những cô gái giản dị trong chiếc áo bà ba làm tôi thích thú. Nhưng điều lôi cuốn tôi nhất vẫn là những món ăn đậm chất Nam Bộ.
Top