banner 728x90

Vị trí của phụ nữ trong xã hội

11/06/2024 Lượt xem: 2551

      Sự kế tục thờ cúng tổ tiên theo quyền trưởng nam được quy định lần đầu tiên trong bộ Luật do vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1461. Người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhằm có được con trai nối dõi (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Thế nhưng, người phụ nữ Việt Nam không bị hạ thấp hoặc khinh miệt như phụ nữ phương Bắc, đặc biệt là ở gia đình bình dân. 

     Các nhà dân tộc họ đã tìm ra những lý do chủ yếu về mặt kinh tế khiến người phụ nữ ở nước ta được tôn trọng hay vị nể. Đó là vị trí của họ trong nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công và đặc biệt việc gánh vác toàn bộ công việc gia đình thay chồng đi phu, đi lính. Cũng vì thế, trong lĩnh vực tín ngưỡng, luật pháp và phong tục người ta không thể chấp nhận thực tế này. Ở làng xã, đặc biệt ớ trong các gia đình nông dân, nếu không có con trai, con gái được quyền thừa tự. Người con gái trưởng càng được hưởng phần hương hỏa để thờ cúng tổ tiên (điều 388-400 bộ Luật Hồng Đức). Việc cho con gái thừa tự chắc chắn cũng khá phổ biến nên mới có đoạn viết mang tính chất ca thán sau đây của nhà nho Phạm Đình Hổ ở thế kỷ XVIII: “Nước ta có cái lệ người nào không có con trai thì cho con gái ăn thừa tự. Không biết cái lệ ấy có từ thời nào. ôi! Nội ngoại đã chia ra hai họ, không lẽ lại hợp cả thân sơ mà cúng tế, họp tế nội ngoại như thế thì loạn mất luân thưởng… (Việc ấy là) bắt ép quỷ thần hàm hưởng theo về một dòng giống họ khác, kẻ nhân nhân, người quân tử nghe thấy chuyện ấy ai chẳng đau lòng. Bởi vậy, cổ nhân phải chăm lo về sự nối dõi, chi trưởng không có con nối dõi thì cho chi thứ kế tự, chứ không để cho con gái kế tự”!. Quan niệm hà khắc, hạn hẹp này có lẽ không được dân gian chấp nhận, nên trong ca dao ta vẫn bắt gặp những câu ghi lại việc thờ chung cha mẹ như.

    Phụ mẫu em cũng như phụ mẫu chàng Hai bên phụ mẩu tạc bốn chữ vàng thờ chung Hay chấp nhận cho con rể thờ cúng Phụ mẫu em không có con trai Kiếm nơi rể thảo một mai phụng thờ. Thực ra, việc cho con gái kế tục thờ cúng tổ tiên cũng có nghĩa tương đương với việc nối dõi tông đường. Điều này cũng đã được chính thức công nhận lần đầu tiên vào thời Thiệu Bình (1434-1440) của Lê Thái Tông và được khẳng định lại bởi vua Thánh Tông (1460-1497) và Chiêu Tông (1516 1527).

    Đạo giáo là tôn giáo được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc. Theo các tài liệu lịch sử, các viên quan cai trị người Hán ở nước ta như Sĩ Nhiếp, Cao Biền đều là những người rất tin sùng Đạo giáo. “Người Việt Nam lúc bây giờ vừa chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy, vừa chịu ảnh hưởng của Đạo giáo thần tiên, Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy vì nó phò hợp với tín ngưỡng dân gian và nó bổ sung những tín điều cần biết mà tín ngưỡng dân gian không có… Tin theo Đạo giáo thần tiên vì người Việt vốn cỏ tinh thần lăng mạn, muốn có cuộc đòi dài lâu, muốn có cuộc sống tốt đẹp”. Trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, người ta còn thấy rỏ những yếu tố Đạo giáo, thí dụ đồ cúng lễ (rượu, vàng mã…), lễ gọi hồn người chết, hoặc ngay trong những dòng chữ ghi trên bức trướng viếng tang, “Bồng lai tiên cảnh". Như vậy, các nghi thức được mô phỏng mang màu sắc Đạo giáo đã làm cho thờ cúng tổ tiên có tính chất thiêng liêng, huyền bí hơn.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

Tags:

Bài viết khác

Nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm giữa núi rừng Tây Nguyên

Nhà thờ gỗ Chính tòa Kon Tum là một báu vật giữa núi rừng Tây Nguyên – do chính một vị linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng. Kiến trúc của nhà thờ được thiết kế hài hòa giữa kiểu kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na. Một sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa Tây phương và văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên. Công trình khởi công năm 1913 và hoàn thành vào năm 1918. Đến nay, sau hơn 100 năm, Nhà thờ vẫn nguyên vẹn như thủa ban đầu.

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc (Đồng Nai)

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.

Chùa Thầy – sự hòa điệu giữa kiến trúc Phật giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa

Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên – con người – kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ.

Khám phá Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Yali ở Gia Lai

Nhà thờ Yali tọa lạc tại xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Công trình nằm cạnh tuyến đường tỉnh 673, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về phía Bắc.

Phép ứng xử trong ăn uống - Nét đẹp của người Chăm

Người ta nói rằng, phải ngồi bên mâm cơm của người Chăm thì mới thấy hết được những nét đẹp văn hóa trong ứng xử của họ. Nếu người Kinh "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" thì với người Chăm, ăn uống hàng ngày hay ngày đình đám đều phải tuân theo các phép ứng xử có từ lâu đời.

Chùa Hang – Nơi Phật giáo đầu tiên du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang nằm ở khu 1 thuộc phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Theo các tài liệu nghiên cứu thì chùa được một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc (có tài liệu ghi là người Ấn Độ) đã đến cư trú tại hang và mở chùa này vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
Top