banner 728x90

Vì sao năm nay lại không có 30 Tết?

30/01/2025 Lượt xem: 2541

Ảnh minh họa

Người Việt Nam vốn đã quen thuộc với ngày 30 Tết. Nhưng bắt đầu từ năm 2025 sẽ không có 30 Tết nữa. Lý do là gì?

2025 sẽ là năm đầu tiên bắt đầu cho chuỗi 8 năm liên tiếp không có ngày 30 Tết. Tức là đến tận năm 2033, chúng ta mới lại có một cái Tết có ngày 30.

Hiện tượng này xuất phát từ cách tính đặc thù của lịch âm. Không giống như dương lịch, lịch âm dựa trên chu kỳ vận hành của Mặt trăng quanh Trái Đất. Trung bình, chu kỳ Mặt trăng là 29,53 ngày. Vì thế 1 tháng âm lịch có thể có 29 hoặc 30 ngày.

Tháng Chạp âm lịch không cố định 30 ngày mà thay đổi theo từng năm, có năm 29 ngày, có năm 30 ngày. Năm nay, tháng Chạp là tháng thiếu, nên sẽ không có ngày 30.

Ảnh vietnam.net

Theo các nhà thiên văn học, từ năm 2025 đến 2032, tháng Chạp âm lịch đều là tháng thiếu. Điều này đồng nghĩa với việc 8 năm liên tiếp, người Việt sẽ không có 30 Tết.

Tuy nhiên, người dân không nên quá lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường, chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên trong cách tính lịch. Trước đây, cũng từng có nhiều năm liên tiếp có hoặc không có ngày 30 Tết.

Dù không có ngày 30 nhưng Tết Nguyên đán vẫn là dịp lễ quan trọng trong năm của người dân Việt Nam để người người, nhà nhà cùng sum vầy, trao yêu thương và chào đón 1 năm mới an lành, hạnh phúc. 

Theo tuoitre.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo

Không chỉ là nơi người Tiều (Triều Châu) thờ Quan Công, Hội quán Nghĩa An (678 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, TP.HCM) còn là một "bảo tàng" kiến trúc nghệ thuật giao thoa văn hóa Việt - Hoa độc đáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Tượng Phật trên đỉnh núi Am Tiên sẽ là tượng Phật cao nhất thế giới

Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai mà Tập đoàn Sun Group đang chuẩn bị xây dựng trên đỉnh núi Am Tiên (Thanh Hóa) có thiết kế cao 167,5 m, sau khi hoàn thành vào năm 2027 sẽ xác lập kỷ lục tượng Phật cao nhất thế giới.

Độc đáo kiến trúc ở nhà thờ giáo xứ Tam Tòa (Quảng Bình)

Trải qua 7 năm xây dựng mới hoàn thành, nhà thờ giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình nổi bật với lối kiến trúc châu Âu thời Trung đại. Không chỉ là nơi tổ chức tháng lễ, nhà thờ giáo xứ Tam Tòa còn là điểm đến tham quan của nhiều du khách thập phương.

Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan

Đối với người có đạo, sinh hoạt tôn giáo là công việc hàng ngày của họ. Họ có thể đọc kinh, cầu nguyện trước bàn thờ Phật, bàn thờ Chúa tại nhà, cũng có thể đến chùa, đến nhà thờ hành lễ.

Chùa Monivongsa Bopharam: Ngôi chùa Khmer độc đáo ở Cà Mau

Chùa Monivongsa Bopharam tọa lạc tại phường 1 trong trung tâm thành phố Cà Mau - Một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại thành phố Cà Mau.

Kiến trúc độc đáo của di tích quốc gia xây dựng từ thế kỉ 17 ở Nam Định

Với những giá trị lịch sử, kiến trúc tiêu biểu, đình và miễu Cao Đài được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia từ năm 1964.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa Khmer 300 năm tuổi có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam

Chùa Som Rong ở TP Sóc Trăng tồn tại hàng trăm năm nay, mang đậm kiến trúc của người Khmer. Ở đây có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ trăm tuổi trên mỏm núi ở Nha Trang

Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang với diện tích hơn 720m2 nằm trên mỏm núi Bông, được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ kính của Pháp.
Top