banner 728x90

Vai trò chánh niệm trong Phật giáo

10/04/2025 Lượt xem: 2577

Chánh niệm là một trong những con đường tu tập trong Bát Chánh Đạo. Trong Phật giáo, chánh niệm được xem là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu và là cốt tủy của đạo Phật. Chánh niệm giúp con người phát triển và hoàn thiện lối sống của bản thân để đi đến giác ngộ. Chúng được ví như phép màu, mang đến cho con người sự hạnh phúc chân thực trong cuộc sống. Thực hành chánh niệm cần phải dựa trên nền tảng của phương pháp Tứ niệm xứ. Bao gồm quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm và quán pháp trên các pháp. Cụ thể là:

  • Quán chiếu về thân: Chính là sự tỉnh giác trong hơi thở, tỉnh giác trong 4 dạng cơ bản của thân, tỉnh giác trong hoạt động của thân thể, quan sát 32 phần thân thể, quan sát yếu tố tạo thành thân thể,…
  • Quán chiếu về cảm giác: Chính là những cảm giác và cảm xúc trổi dậy trong thâm tâm. Ví dụ như khó chịu, dễ chịu,…
  • Quán chiếu về tâm: Chính là những suy nghĩ đang hiện diện trong đầu. Biết rõ các suy nghĩ đó có phải là tham – sân – si không, tâm quảng đại hay không quảng đại, tâm tịnh hãy không tịnh,…
  • Quán chiếu về pháp: Biết rõ pháp phụ thuộc lẫn nhau, những điều vô ngã, năm chướng ngại, nguồn gốc hiện hành của pháp,…

Chánh niệm giúp chúng ta hiểu rõ những gì đang xảy ra và đang có mặt thay vì sống trong quá khứ hay dự đoán về tương lai. Phương pháp này còn có tác dụng kết nối cơ thể với những cảm xúc mà cơ thể chúng ta đang trải qua. Khi thực hành chánh niệm, người tu tập sẽ nhận thức rõ suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của bản thân. Mục đích của phương pháp này là hướng con người ta đến với lối sống thức tỉnh, ngăn chặn thói quen xấu cũng như phản ứng tiêu cực của thể, giúp con người thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống để đi đến giác ngộ.

Thiền chánh niệm có thể được thực hiện ở bất kỳ ai không riêng gì thiền sư. Con người được khuyên nên sống và tu tập theo lối sống chánh niệm, giúp bản thân trở nên thanh tịnh và hạnh phúc hơn. Hiện tại, chánh niệm đang được áp dụng phổ biến trong đời sống và được xem như một phương thức chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Thực tế, chúng ta đang ở rất xa trạng thái chánh niệm do cơ thể phải xử lý một lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, khiến trí óc và tinh thần không được nghỉ ngơi. Hầu như ai cũng gặp phải tình trạng đang làm việc này nhưng đầu óc lại nghĩ đến vấn đề tiếp theo. Ngay cả khi cố gắng không suy nghĩ thì bên trong đầu vẫn đang nói chuyện và xử lý thông tin. Những suy nghĩ vu vơ này đã khiến cho bản thân không nhìn ra được bản chất của hiện tại, trở nên bi quan và căng thẳng. Theo thời gian, các mệt mỏi này sẽ ngày càng lớn và tác động tiêu cực đến cơ thể.

Thực hành chánh niệm là cách giúp chúng ta cải thiện tình trạng này một cách có chủ đích, hiểu rõ hơn về căng thẳng để duy trì tinh thần ổn định. Vì vậy, thực hành chánh niệm có tác động rất tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Một số lợi ích mà phương pháp này mang lại cho cơ thể là:

  • Tăng khả năng tập trung: Thiền chánh niệm giúp con người bỏ đi những tạp niệm xung quanh để tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Khi phát hiện tạp niệm, chúng ta sẽ quay lại tập trung vào hơi thở. Từ đó, khả năng tập trung của con người sẽ nâng cao một cách đáng kể.
  • Thanh lọc tư tưởng và giảm căng thẳng: Bản chất của chánh niệm là quan sát và chờ cho những cảm xúc này đi qua. Chính điều này đã khiến cho bạn cảm thấy thoải mái về cả thể chất và tinh thần.
  • Tăng khả năng sáng tạo: Thực hành chánh niệm giúp con người hiểu rõ hơn về suy nghĩ của bản thân, từ đó năng lực của bản thân sẽ được phát huy một cách tốt nhất.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Khi chánh niệm, cơ thể sẽ tập trung vào hơi thở và duy trì trạng thái cân bằng ở thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Lúc này, tình trạng căng thẳng sẽ được giải tỏa, giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Tác dụng khác: Hạn chế rối loạn lo âu và trầm cảm, giảm đau nhức cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch và đường huyết, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Từ và rải tâm từ

Tình thương không có hình thù, không hương vị, không thể cầm nắm được nhưng không có nó thì nhân loại sẽ chìm vào khổ đau. Và cũng nhờ vào cái tưởng chừng như là không thấy gì ấy mà mọi rào cản được xóa bỏ, con người trở nên gần nhau, yêu thương và tha thứ, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa chuông, trống Bát Nhã trong thiền môn

Trong nhà Phật, mỗi một pháp cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt, riêng có. Tiếng trống, tiếng mõ hay tiếng chuông trong thiền gia khi cất lên lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Và mỗi pháp cụ khi sử dụng, đều có phương pháp và cách thức riêng.

Phật giáo là chân lý cần thiết cho đời sống an lạc của nhân loại

Albert Einstein, cho rằng đạo Phật không cần phải xét lại chính mình, vì Phật giáo là chân lý luôn luôn cần thiết cho đời sống an lạc của nhân loại. Đạo Phật nổi tiếng với lời nói “Mời bạn đến và thấy” (Ehipassiko), nhẹ nhàng đi vào thế giới trí thức bởi tính chất trí tuệ nhân bản của nó.

Tỉnh giác với tham ái

Trong vòng luân hồi sinh tử vô tận, ái được xem là sợi dây vô hình trói buộc chúng sanh vào đau khổ. Yêu thương vốn dĩ là điều tốt đẹp, nhưng nếu không có trí tuệ soi đường, nó lại dễ dàng biến thành ái nhiễm, gây ra muôn vàn khổ lụy khi đối diện với hiện thực biến hoại, vô thường.

Pháp “An cư” là một Phật sự quan trọng và thiết thực của Tăng Ni

Mùa an cư là là giai đoạn để chư Tăng, chư Ni chuyên tâm tu tập tại một trú xứ, nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, phẩm hạnh. Đó là ý nghĩa quan trọng của việc an cư đối với tất cả Tăng Ni.

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ đã có truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì? Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh thần bất diệt trong lòng dân tộc Việt Nam.

Tháng Saga Dawa - Sự hội tụ của ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật

Từ ngày 28/5 đến ngày 25/6/2025, tháng thứ tư theo lịch Tây Tạng được gọi là Saga Dawa, là thời điểm đặc biệt trong năm đối với những người con Phật, cùng nhau tích lũy công đức để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Top