banner 728x90

Vai trò của các học thuyết Nho giáo đến tín ngưỡng

11/06/2024 Lượt xem: 2406

Trước hết, phải kể tới vai trò to lớn của các học thuyết Nho giáo (nội dung) và Đạo giáo (nghi thức) đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Nếu Nho giáo như là hệ tư tưởng tổng kết văn hóa truyền thống từ phần bên trên, phần gắn với chính trị, đạo đức, lễ nhạc thì Đạo giáo là sự tổng hợp văn hóa truyền thống ớ phần dân gian, gắn với tín ngưỡng, phong tục, bói toán, chữa bệnh.v.v…

Trên đây, chúng ta đã lưu ý đến vai trò của “đạo hiếu” – một trong những tư tưởng cốt lõi nhất của Nho giáo – trong việc xây dựng hệ nguyên lý cho việc thờ cúng tổ tiên vốn có nguồn gốc từ bản địa, kể cả ở ba cấp: gia đình, dòng họ và nhà nước. Khổng Tử là người đầu tiên đã xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh cho tín ngưỡng thờ tổ tiên trong học thuyết Nho giáo. Ở nước ta, việc cúng tế tổ tiên từ khi chịu tác động của Nho giáo mới phân theo thứ bậc và lễ tiết. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: các rằm tháng giêng, tháng bảy và tháng mười gọi là “tam nguyên”, các nhà đều thờ cúng tổ tiên. Nghi thức để tang và cúng giỗ cũng được mô phỏng theo Nho giáo. Các triều phong kiến ủng hộ tín ngưỡng này vì nó góp phần quan trọng vào việc tổ chức xã hội, bảo đảm nguyên tắc tôn ti trật tự trong gia đình, trong dòng họ (thực chất là làng xã) cho tới quốc gia. Qui định những điều luật pháp lý do duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thực chất nhà nước đã ươn tay nắm giữ làng xã một cách tinh vi nhất và thuận với lòng người. Tuy nhiên, các nguyên lý Nho giáo nói chung và các quy định về tín ngưỡng nói riêng khi thâm nhập vào nước ta cũng đã phải chấp nhận biến đổi cho phù họp với bản sắc văn hóa dân tộc. Lấy một ví dụ để chứng minh. Một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam so với văn hóa Hán là vai trò của người phụ nữ trong lao động xã hội và trong quản lý gia đình. Nhân tố này đã chi phối đến nhiều quy định của Nhà nước về tín ngưỡng. Người Việt Nam nhìn chung cũng có tư tưởng “trọng nam ”, đề cao vai trò gia trưởng của người đàn ông, quyền thừa kế thuộc về con trai. Theo quy định, người con trai trưởng (hoặc con trai thứ nếu con trưởng ốm yếu hoặc bất hiếu) có trách nhiệm thờ phụng tổ tiên mới được hưởng quyền lợi thỏa hỏa (đáng chú ý là ở miền Nam, thờ phụng tổ tiên được một bộ phận khá lớn trao cho con trai út).

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top