banner 728x90

Truyện ngắn: Tuổi hai mươi của chúng tôi ngày ấy

25/02/2025 Lượt xem: 2521

Thời chiến tranh, lính miền Bắc hầu hết là có học, chí ít cũng xong cấp 2, tương đương với lớp 9 bây giờ. Đại đội cối pháo của mình được coi là đơn vị hỏa lực mạnh, con cưng của Trung đoàn, vào đó phải biết sin, cos, tang, cotang... để tính toán trước khi bắn, nên lính được lựa chọn rất kỹ, ít nhất phải xong cấp 3 mới cho vào. Thế mà trời ơi, không biết làm sao lại có một người học 3 năm chưa xong lớp 6 lọt vô đây. Hắn tên là Nguyễn Văn Thời.

Văn Thời. chất phác đến cục mịch, người như cây nấm, da đen như khúc gỗ cháy, lại còn xấu trai. Nhưng ở nhân gian này ai thiếu cái này thì trời bù cho cái khác, bởi vậy cậu ta có sức khỏe phi thường và một trí nhớ có thể gọi là “siêu phàm” về ba cái chuyện tào lao. Mỗi khi hành quân bộ, đi mấy chục cây số, vai vác cái mâm pháo nặng, khẩu súng trường K44 dài ngoẳng, ba lô cá nhân nhiều túi cóc to đùng lại còn chèn thêm chiếu cói mùng mền, dăm ba cái thau, xô của tiểu đội mà cũng chưa xi nhê gì với hắn, gặp ai yếu hay kêu rên hắn còn mang giúp ba lô cho vài chặng. Những lần như thế, nhìn hắn ai cũng nể phục và tỏ tình thương mến thương bằng phong lương khô 701. Chưa hết, Văn Thời còn có khiếu diễn xuất khi kể chuyện khá đặc biệt, ai kể tiếu lâm hợp nhĩ là hắn nhớ như in, kể cả có lẫn vài tiếng Tây, Tàu, Nga, triết lý Nho, sau đó hắn xào nấu chế biến ra chuyện của hắn. Mà chuyện của hắn nghe qua thì dân dã, ngấm vào thì thâm nho, lại biết chọn cách thọc lét đúng chỗ làm cho anh em cười bò lăn, còn hắn thì cái môi trề ra, mặt ngơ ngác lạnh tanh như thể nghe chuyện của ai đó chứ không phải của mình. Hôm nào vắng Văn Thời là anh em ngơ ngẩn buồn, dù mấy “nhà trí thức” chen vô lấp chỗ trống nhưng nghe nhạt òm. Đời lính gian khổ, chuyện tiếu lâm là liều thuốc khỏe, không có nó thì không còn là lính nữa, nhưng kể hay như Văn Thời thì mình chỉ thấy có một. Khi xa đơn vị vô Nam, mình còn ôm theo một kho tàng chuyện tếu của hắn, nhưng không biết kể làm sao cho người ta cười được.

Khoảng hai mươi năm sau, một lần có dịp về quê, gặp lại bạn cùng đơn vị cũ thì nghe tin Văn Thời đã hy sinh bên Lào. Cậu ta ngày làm lính, tối làm học trò, rồi tốt nghiệp cấp 3, lên sĩ quan, rồi làm đại phó, chuyển về đơn vị khác trực tiếp chiến đấu và được coi là “hùm xám” của đơn vị, đánh suốt mấy ngày mấy đêm liền không thấy mệt. Trong một trận đánh phối hợp với quân Phathet, cậu ấy đã chỉ huy đơn vị Việt đánh nghi binh để bạn thoát ra khỏi vòng vây thì lọt vào ổ phục kích khác, Văn Thời bị trúng mìn claymo và hy sinh.

Hôm mình về quê, dành hẳn một ngày tìm đến bạn cũ cùng đơn vị. Đề tài gì cũng xoay quanh Văn Thời rồi cả bọn rủ nhau về quê thắp nhang cho hắn. Đứng trước di ảnh, vẫn như thấy mắt hắn nheo nheo, cái môi trề xệch ra như hỏi chúng mày có muốn nghe tao kể tiếp không?!

Chuyện lính chiến của chúng tôi thời đó hồn nhiên như tuổi hai mươi. Tôi chợt nhớ một câu thơ, nhưng quên tác giả:

“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng…”

Phúc Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Chia tay

Mùa xuân vừa đi qua cũng là lúc thành phố nơi nàng gắn bó thời ấu thơ tràn ngập ánh mặt trời. Hơi lạnh se se len lỏi trong gió cách đó mấy ngày, giờ không còn nữa.

Truyện ngắn: Tín hiệu tình yêu

Trông họ giống như một cặp tình nhân mới yêu nhau. Chứ yêu lâu, người ta chẳng được tình tứ đến thế. Cách sống của cặp này khiến cho người chung quanh bình phẩm bàn tán. Có người khen, cũng có người chê. Chị Việt nói: “Anh Tưởng với chị Viên đi đâu cũng có đôi, ăn gì cũng ngồi cạnh nhau, gắp thức ăn, chăm sóc cho nhau. Họ mê nhau chớ chẳng phải vợ chồng. Tình tứ đến thế là cùng! Vợ chồng mình chỉ mong được một phần mười như thế đã mừng rồi…”.

Truyện ngắn: Một mùa thu nữa trôi qua…

Hoàng hôn đang buông xuống bằng những tia sáng nhạt nhòa rơi rớt trên những rặng cây. Những con đường nồng nàn mùi hoa sữa đưa tôi đến quán cà phê quen thuộc. Giờ này, quán rất vắng. Tôi đi thẳng đến cái bàn đá nơi góc vườn. Ở đó có một cây khế già rậm rạp. Những chùm quả lúc lỉu kéo những tán lá la đà, tạo nên một khoảng không gian vừa kín đáo vừa thơ mộng.

Truyện ngắn: Xuân này em sẽ lấy chồng

Chiều nào đi làm về Diệp cũng dừng lại con kênh trong xanh trước nhà, hưởng thụ khoảng không gian trong veo ấy. Diệp vào thành phố đã 7 năm rồi, tốt nghiệp xong cô ở lại thành phố với lời hẹn cùng ba mẹ bao giờ hoàn thành những dự định của mình sẽ trở về. Và cứ thế, công việc đã giữ Diệp ở lại thành phố.

Truyện ngắn: “Bão tan”

Đài báo ngày mai có áp thấp nhiệt đới gần bờ. Nửa đêm, chị tỉnh giấc khi gió đập vào cửa kính. Trời mưa và lạnh. Căn phòng vẫn còn đèn sáng và mùng chưa mắc, bên cạnh chị, anh nằm co như con tôm, mền đạp dưới chân. Chị kéo mền đắp cho anh. Rồi chị mắc mùng, vừa bực vừa thương.

Câu chuyện gia đình: Sẻ chia sau cơn bão

Thời tiết những ngày qua thật lạ. Mưa thì như thác đổ, dằng dai; nắng thì rám cong mặt lá. Với cái biên độ của nắng mưa như thế, sợ sinh bệnh, vợ chồng anh gọi lái bán heo.

Câu chuyện gia đình: Sóng gió đi qua

Tôi quyết định ly hôn sau gần mười ba năm chung sống. Tôi cũng từng muốn níu kéo để giữ cho các con một mái ấm toàn vẹn nhưng sức chịu đựng có hạn, tôi không thể tiếp tục được nữa…

Câu chuyện gia đình: Vá đường

Từ tòa án bước ra, chị không khóc. Trời trưa đứng bóng, nắng loang trên mặt đường như tấm gương nóng bỏng, vậy mà lòng chị lại lạnh tanh. Chị lên xe, chạy một mạch về nhà má. Vừa thấy cổng, chị thắng gấp, bước xuống, đứng sững một lúc mới đủ can đảm mở cổng.
Top