banner 728x90

Truyện ngắn: Tất cả vì con

02/05/2025 Lượt xem: 2434

Trong tốp thợ, ông là người cao tuổi nhất nhưng cũng là người vất vả nhất. Cứ nhìn công việc hàng ngày như trộn vữa, bưng bê xi măng, gạch, vác gỗ, dọn dẹp công trình vào cuối ngày - công việc của một phụ thợ nề - là có thể thấy ngay điều đó.

Năm tháng dãi dầu đã làm ông trông già dặn hơn nhiều so với tuổi 54. Nhưng tôi vẫn hay thấy ông cười mỗi khi gặp, nụ cười nom lúc nào cũng hiền trên gương mặt thuần phác. Trò chuyện vài ba lần trong lúc ngơi việc, tôi biết hai con gái đầu của ông đang theo đại học luật. Đôi mắt âu lo chợt vui hơn khi bảo, con gái đầu đã biết đi dạy kèm, làm thêm ở quán cafe nên ông cũng đỡ đi phân nửa trong gói 3 triệu đồng gửi vào cho hai chị em hàng tháng. “Nhiều khi nghĩ đến con mà thương đứt ruột, cô ơi. Nhưng công việc của tui cũng không thường. Ai kêu mô thì làm nấy thôi. May mà nhà cũng còn làm ít đất lúa nên gạo cũng gần đủ ăn quanh năm. Vợ tui cũng chịu khó, loay xoay việc nhà rồi bán bánh ép, mỗi ngày cũng phụ thêm được chút đỉnh. Nhà còn hai đứa nữa, nhưng đứa sau bị bệnh bại não từ nhỏ. 13 tuổi rồi mà giống như con nít rứa, phải có người trông coi, chăm sóc...”, ông kể.

Tôi nhìn cách ông lụi hụi hàng ngày và hiểu vì sao người cha này lại âm thầm một cách đầy động lực như thế, cả trong cách ông không nề hà bất cứ phần việc nặng nhọc nào chỉ với một ước mong duy nhất: lúc nào cũng có công trình để người ta kêu mình tới phụ. Ông tính, lương phụ thợ nề 160.000 đồng/ngày, ông chỉ dùng 1/4, trong đó 30.000 đồng cho tiền ăn, 10.000 đồng tiền xăng chạy từ nhà lên trung tâm thành phố. Đó cũng là cách tiết kiệm nhất mà ông có thể.

Hôm mưa, ra nhà xe gặp ông đang đẩy chiếc xe máy Trung Quốc cà tàng xuống sân, tôi bảo sao bác không ra ngoài ngõ ăn trưa luôn cho tiện? Câu trả lời của ông làm tôi lặng người: tui về dưới xa hơn một chút. Quán ni bán mắc, cơm lại có hơn chén, không đủ no... Lòng chợt đắng lại khi nhớ dạo nào, đọc trên báo, người ta cảnh báo chuyện cơm bao no trong các quán cơm bụi ở TP. Hồ Chí Minh. Lúc đó chỉ nghĩ đến khía cạnh mất an toàn với sức khỏe và một cách làm ăn nhẫn tâm thôi. Nhưng những người lao động chỉ quan tâm đến vấn đề trước mắt: đủ no để tiếp tục buổi làm việc dài. Có lẽ vì thế mà dù được cảnh báo, dù biết những ẩn họa cho sức khỏe nhưng người ta vẫn chấp nhận và các quán cơm bao no vẫn có chỗ để tồn tại đâu đó.

Điều này đã đuổi theo tôi mãi khi ông chào tôi và bảo, tui về chở con bé đau ốm đi một vòng, chiều mô nó cũng chỉ có mỗi việc đợi ba về cho đi một vòng rứa là cười thôi...

Phúc Nguyên

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Một mùa thu nữa trôi qua…

Hoàng hôn đang buông xuống bằng những tia sáng nhạt nhòa rơi rớt trên những rặng cây. Những con đường nồng nàn mùi hoa sữa đưa tôi đến quán cà phê quen thuộc. Giờ này, quán rất vắng. Tôi đi thẳng đến cái bàn đá nơi góc vườn. Ở đó có một cây khế già rậm rạp. Những chùm quả lúc lỉu kéo những tán lá la đà, tạo nên một khoảng không gian vừa kín đáo vừa thơ mộng.

Truyện ngắn: Xuân này em sẽ lấy chồng

Chiều nào đi làm về Diệp cũng dừng lại con kênh trong xanh trước nhà, hưởng thụ khoảng không gian trong veo ấy. Diệp vào thành phố đã 7 năm rồi, tốt nghiệp xong cô ở lại thành phố với lời hẹn cùng ba mẹ bao giờ hoàn thành những dự định của mình sẽ trở về. Và cứ thế, công việc đã giữ Diệp ở lại thành phố.

Truyện ngắn: “Bão tan”

Đài báo ngày mai có áp thấp nhiệt đới gần bờ. Nửa đêm, chị tỉnh giấc khi gió đập vào cửa kính. Trời mưa và lạnh. Căn phòng vẫn còn đèn sáng và mùng chưa mắc, bên cạnh chị, anh nằm co như con tôm, mền đạp dưới chân. Chị kéo mền đắp cho anh. Rồi chị mắc mùng, vừa bực vừa thương.

Câu chuyện gia đình: Sẻ chia sau cơn bão

Thời tiết những ngày qua thật lạ. Mưa thì như thác đổ, dằng dai; nắng thì rám cong mặt lá. Với cái biên độ của nắng mưa như thế, sợ sinh bệnh, vợ chồng anh gọi lái bán heo.

Câu chuyện gia đình: Sóng gió đi qua

Tôi quyết định ly hôn sau gần mười ba năm chung sống. Tôi cũng từng muốn níu kéo để giữ cho các con một mái ấm toàn vẹn nhưng sức chịu đựng có hạn, tôi không thể tiếp tục được nữa…

Câu chuyện gia đình: Vá đường

Từ tòa án bước ra, chị không khóc. Trời trưa đứng bóng, nắng loang trên mặt đường như tấm gương nóng bỏng, vậy mà lòng chị lại lạnh tanh. Chị lên xe, chạy một mạch về nhà má. Vừa thấy cổng, chị thắng gấp, bước xuống, đứng sững một lúc mới đủ can đảm mở cổng.

Tản văn: Chia tay tuổi học trò

Tháng 6 lặng lẽ đi qua, cánh phượng hồng chớm nở khẽ khàng như một lời nhắc nhở: một năm học đã khép lại. Trên những vòm cây già, tiếng ve lại ngân lên bản nhạc mùa hạ hối hả mà cũng tha thiết đến nao lòng. Có người bảo tiếng ve là khúc ca tiễn biệt tuổi học trò. Với tôi, đó là âm thanh của ký ức – thứ ký ức mãi xanh trong miền sâu thẳm của trái tim.

Tùy bút: Sài Gòn mưa

Sài Gòn mưa. Giữa cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè có một cơn mưa xuống làm con người dễ chịu hơn. Mưa đêm. Được ngửa cổ nhìn trời mà đón những giọt mưa. Cho đỡ khát, cho trôi đi khói bụi của bao ngày.
Top