banner 728x90

Truyện ngắn: Nhân nào quả nấy

02/05/2025 Lượt xem: 2431

Đầu tuần, tôi cùng đồng nghiệp đi mua ít sách để tặng trẻ em miền núi. Đang chăm chú chọn sách, bỗng nghe có tiếng lọc cọc. Nhìn ra phía cửa, tôi bắt gặp người đàn ông tuổi ngoài sáu mươi, tóc muối tiêu chống nạng đi vào. Sau câu chào, ông hỏi nhân viên mua cuốn sách “Hướng dẫn giải toán violympic lớp 4”. Chọn xong vài cuốn sách cho việc học, ông lấy tiếp mấy cuốn “Nghìn lẻ một đêm”, “Truyện cổ tích Việt Nam”... Bắt chuyện, ông cho biết đi mua sách cho cháu ngoại. “Bây giờ xã hội phức tạp lắm! Mọi giá trị đảo lộn cả lên, chú ạ”, ông nói trước lúc ra về như muốn phân bua việc chọn mua sách cổ tích cho đứa cháu. Hỏi chuyện, cô nhân viên nhà sách cho biết, tháng nào ông cũng đi mua sách cho cháu, khi thì truyện cổ tích, những tấm gương hiếu thảo, khi thì sách kỹ năng sống.

Nhìn ông già tật nguyền bỗng nhớ ngày còn nhỏ, lũ trẻ chúng tôi vẫn thường sang nhà bà cụ hàng xóm chơi. Sống trong căn nhà tranh vách đất, cụ bà rất vui khi có trẻ con vui vầy nên vẫn thường bỏm bẻm nhai trầu, phe phẩy chiếc quạt mo và kể cho chúng tôi nghe chuyện cổ tích. Bà kể chuyện Thạch Sanh hiệp nghĩa trượng phu nhưng kết nghĩa nhầm Lý Thông gian ác, chuyện cô Tấm dịu hiền nhờ có ông Bụt thương nên bao lần vượt qua kiếp nạn có kết cục tốt đẹp, rồi cô bé lọ lem khốn khổ nhờ có bà tiên dịu hiền mà được sánh vai cùng hoàng tử hưởng hạnh phúc suốt đời... Nhiều lần thấy bà đem gạo cho những người ăn xin đi ngang qua nhà, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi nhà bà nào đâu có khá giả. Hỏi chuyện, bà hiền từ bảo, con người phải có tình yêu thương, phải biết chia sẻ với những người khó khăn. Bà nghèo khó nhưng còn có cả gia đình, còn với những người ăn xin lang thang kia họ nhỏ bé, cô đơn và khốn khổ.  

Tôi không biết ông già tật nguyền ấy là thương binh từng có quá khứ chiến đấu hào hùng hay đơn giản chỉ là nạn nhân của một tai nạn nào đấy. Tôi không biết đứa cháu của người đàn ông chống nạng đó học ở trường nào, đẹp xấu ra sao... Nhưng tôi tin và hy vọng đứa cháu của ông rồi sẽ là người tốt, bởi như người xưa từng nói “gieo nhân nào, gặt quả ấy”!

Hồng Phúc

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Câu chuyện gia đình: Sóng gió đi qua

Tôi quyết định ly hôn sau gần mười ba năm chung sống. Tôi cũng từng muốn níu kéo để giữ cho các con một mái ấm toàn vẹn nhưng sức chịu đựng có hạn, tôi không thể tiếp tục được nữa…

Câu chuyện gia đình: Vá đường

Từ tòa án bước ra, chị không khóc. Trời trưa đứng bóng, nắng loang trên mặt đường như tấm gương nóng bỏng, vậy mà lòng chị lại lạnh tanh. Chị lên xe, chạy một mạch về nhà má. Vừa thấy cổng, chị thắng gấp, bước xuống, đứng sững một lúc mới đủ can đảm mở cổng.

Tản văn: Chia tay tuổi học trò

Tháng 6 lặng lẽ đi qua, cánh phượng hồng chớm nở khẽ khàng như một lời nhắc nhở: một năm học đã khép lại. Trên những vòm cây già, tiếng ve lại ngân lên bản nhạc mùa hạ hối hả mà cũng tha thiết đến nao lòng. Có người bảo tiếng ve là khúc ca tiễn biệt tuổi học trò. Với tôi, đó là âm thanh của ký ức – thứ ký ức mãi xanh trong miền sâu thẳm của trái tim.

Tùy bút: Sài Gòn mưa

Sài Gòn mưa. Giữa cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè có một cơn mưa xuống làm con người dễ chịu hơn. Mưa đêm. Được ngửa cổ nhìn trời mà đón những giọt mưa. Cho đỡ khát, cho trôi đi khói bụi của bao ngày.

Cốm làng Vòng – Mùa thu Hà Nội

Không biết tự bao giờ, cái tên cốm làng Vòng đã trở thành nỗi nhớ xanh non của đất Kinh kỳ. Người Hà Nội đi xa, mỗi độ thu về, lại bâng khuâng ngậm ngùi khi nghĩ tới hương cốm phảng phất trên những con phố xưa, như một lời nhắc nhở dịu dàng về tuổi thơ đã qua và quê nhà còn đó.

Tản văn: Chia tay mùa hè

Mùa hè năm ấy, mặt trời như treo mãi trên đỉnh cao xanh biếc, rắc xuống trần gian thứ ánh sáng vàng ươm ngọt lịm. Con đường dẫn lối về khu vườn nhỏ bỗng bừng lên rực rỡ, từng phiến lá xanh thẫm lấp lánh như vẫy chào người qua. Ta vẫn nhớ rõ hương hoa nhài thoang thoảng, tiếng ve ngân dài như khúc dạo đầu cho một cuộc chia tay lặng lẽ, mà cũng vô cùng tha thiết.

Bài học không thể quên

Cha tôi vội vàng chạy ra sân đỡ lấy gánh cỏ nặng trĩu trên vai tôi xuống, ánh mắt người đầy ái ngại và thương cảm: Ham cắt chi nhiều dữ vậy con! Còn nhỏ, gánh nặng vậy vẹo xương còn gì? Tôi, một cậu bé hơn mười tuổi cảm thấy người nhẹ hẳn đi khi đôi vai nóng ran không còn phải gồng lên khổ sở, dưới chiếc đòn gánh cong oằn kia, lòng hân hoan hãnh diện lắm. Cũng như bao đứa trẻ nghèo khác, tôi phải đỡ đần cha mẹ từ khi còn rất nhỏ tuổi.

Truyện ngắn: Ngọn nến

Tôi hớn hở trở về ngôi trường cũ, nơi tôi đã từng gắn bó suốt 3 năm trung học phổ thông. Cầm mảnh bằng tốt nghiệp trên tay, tôi biết điều tôi mong đợi ngày xưa giờ đây đã thành hiện thực. Có lẽ thầy tôi sẽ hài lòng vì tôi đi đúng con đường mà thầy tôi đã từng mong muốn.
Top