banner 728x90

Truyện ngắn: Ly café đắng

05/01/2025 Lượt xem: 2442

Lúc trẻ ông có nhiều nguyện vọng, nhiều mơ ước, đôi khi bất chấp tất cả để thực hiện giấc mơ của mình. Song khi ông về già, nhiều mơ ước ấy quy lại còn một, ấy là sức khỏe. Cứ đúng định kỳ, ông lại mệt mỏi đến bệnh viện khám bệnh, chỉ mong sao hai chữ: bình yên.

Mới rồi, ông đến bệnh viện khám bệnh. Lúc quay trở ra, ông tìm mãi vẫn không thấy cái phiếu giữ xe. Nhìn anh bảo vệ xe có khuôn mặt lạnh lùng, đen đúa, miệng phì phèo điếu thuốc, ông nghĩ chắc anh ta sẽ làm khó, không cho mình lấy xe đâu, cũng có khi vòi vĩnh ít tiền không chừng! Ông lấy điện thoại gọi cho giám đốc bệnh viện, vốn là người quen biết, nhờ lấy xe giúp. Giám đốc điện lại cho anh bảo vệ, dắt xe ông ra tận cổng bệnh viện. Ông lên xe, thong thả ra về. Trên đường đi, ông chợt nghĩ, quen biết, có nhiều mối quan hệ đôi khi cũng có nhiều tiện ích.  

Mấy tháng sau. Một buổi sáng, ông vô tình đến quán cà cóc ở vỉa hè thì thấy anh bảo vệ bệnh viện ngày nào bưng ly cà phê ra. Mới nhìn, ông nhận ra ngay. Ngược lại, anh ta nhìn ông tỏ vẻ lạnh lùng. Ông ngồi một mình cũng buồn nên làm quen:

- Hôm nay anh không đến bệnh viện làm việc sao?

Anh bảo vệ nhìn ông với cặp mắt oán trách và nói:

- Ông ác lắm!... Ông mất phiếu giữ xe thì trực tiếp trình bày với tôi, để tôi giải quyết. Ở bệnh viện, ai đến gởi xe vô hoặc ra, tôi đều để ý từng người và nhớ mặt hết. Chỉ có chút xíu đó mà ông cũng điện thoại cho giám đốc, để tôi bị đuổi việc!...

Nói rồi, anh bảo vệ lẳng lặng đi vào trong. Ly cà phê trên tay ông trở nên đắng ngắt.

Hương Lan

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Nhớ mùa mía năm xưa

Ai đã từng sống ở vùng quê trồng mía chắc chắn sẽ biết đường non là gì, và bánh tráng nhúng vào đường non, khi ăn sẽ thấy nó ngon thế nào. Với tôi, mỗi lần đi qua những vùng trồng mía, trước mắt lại hiện ra hình ảnh cái chòi ép mía, nấu đường nằm trên mảnh đất nhỏ bên con đường ở đầu thôn cùng bao hình ảnh đầy yêu thương lúc mình còn bé.

Tản văn: Giọt mồ hôi của mẹ

Sau mùa gặt, cánh đồng vàng thơm óng ánh. Đó là màu vàng ruộm của những sợi rơm cong mình trong nắng, là màu vàng xanh của những cây rạ còn tươi, giẫm chân lên gãy rạp, nghe giòn rụm. Đó là mùi thơm của rơm khô, của khói đốt đồng. Đứa con nào của đồng ruộng mà chẳng mê mẩn màu vàng của cánh đồng sau vụ gặt, mà chẳng hít no nê mùi thơm của rơm rạ quyện với mùi mồ hôi của ba, của mẹ trên cánh đồng.

Tản văn: Chợ quê ngày ấy

Tôi không thích đi những chợ sầm uất, rau trái xanh tươi chất đầy các sạp. Bao giờ tôi cũng mê những khu chợ lưa thưa hàng quán, bày biện lộn xộn trên tấm ni lông cũ mèm, bà già bán chuối ngồi nhai trầu bỏm bẻm…

Tạp văn: Hương cốm mùa thu

"Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Tôi nhớ những ngày thu đã xa...". Câu thơ trên của Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất nước" lại vang lên trong tôi mỗi khi cái nắng gắt mùa hạ đã chuyển sang hanh vàng, cùng với cơn gió heo may se se thổi về, cũng là lúc đất trời vào thu.

Một thời đã qua

Những ngày cuối tháng 8, đến các nhà sách nhìn thấy nhiều bậc phụ huynh đi mua sách vở chuẩn bị cho con tựu trường, lòng lại thấy xốn xang nhớ về những năm tháng mới cắp sách đến trường.

Tản văn: Cảm xúc mùa Vu Lan

Mùa Vu lan này là mùa thứ 5, chị lên chùa và được nhận bông hồng trắng cài lên ngực áo. Trong khói nhang trầm ngào ngạt, vẫn thoảng đâu đây mùi hoa huệ, mùi ngọc lan… Ngọc lan là thứ hoa ngày xưa mẹ đặc biệt thích, mỗi dịp thắp nhang ngày rằm, mùng một, bao giờ mẹ cũng có một đĩa nhỏ trên bàn thờ.

Tản văn: Nhớ mẹ

Cuộc đời vẫn vậy, dường như phải khi chồn chân mỏi gối mới giật mình nhìn lại những gì đã qua. Phải khi có con mới thấu hiểu được ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Chiều nay, nhìn dáng ai đang liêu xiêu quang gánh trên đường, lòng chợt trào lên nỗi nhớ thương mẹ vô cùng!

Tản văn: Biết ăn phở

Hồi còn chiến tranh, một lần công tác qua thành Tuyên, ghé quán phở bên đường thấy Phở Bân "bò tơ bảy món", tôi buột miệng, chẳng biết ngon không mà quảng cáo nghe rung màng nhĩ. Chủ quán Bân nghiêng tai nghe thấy, ông ghé sát tôi, buông một câu lạnh tanh: "Chú cứ ăn đi, chê một câu thì anh bê cả quán này ném xuống dòng sông Lô". Chả là quán này nằm sát mép sông Lô.
Top