banner 728x90

Truyện ngắn: Còn mãi với thời gian

29/04/2025 Lượt xem: 2376

Hồi nhỏ, ở quê, tôi thấy nhà ông Trãi nghèo nhất xóm. Ngày hai buổi đi làm, với tính tình hiền lành, chăm chỉ, ông lại có tay nghề “đa năng” nên ai nhờ gì làm nấy, cả ngày vất vả có khi cũng chỉ được trả công bằng 5 lon gạo hoặc ít ký khoai lang, củ mì. Vợ anh, chị Hải mắt kèm nhèm, lại thêm bị bệnh khớp gối nên chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài bếp.

Trong xóm, ai cũng nói nhà ấy sống phúc hậu, ăn ở biết xóm giềng, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn nhưng nghèo khổ quá, thỉnh thoảng đem rá đi vay gạo, tuy thương nhưng nhiều khi bà con chẳng có gì giúp nhiều, bởi thời ấy ai cũng nghèo cả. Có Tết, vào lúc giao thừa, cả làng nổ ran tiếng pháo, nhìn lên đồi, ngôi nhà tranh khuất trong vườn mít của anh im lìm không đèn đóm, nghĩa là năm đó cả nhà không có Tết.

Cùng tuổi với tôi, con Bê nhà ấy có nước da bánh mật, hai má có hai hạt gạo duyên dáng, tóc lúc nào cũng cột túm sau gáy như nhánh cỏ. Mỗi lần ra chợ bán bánh, đi trên đường, thỉnh thoảng nó cũng lắc lắc cái đầu cho bím tóc tung tẩy. Ở chợ Xổm, Bê bán một thứ bánh “độc quyền” không ai làm đó là bánh gạo lá mít. Bánh này làm bằng bột gạo đỏ, ngày nay người ta thường gọi là gạo lức. Loại gạo đỏ này được trồng trong mấy thửa ruộng gần con kênh nước lợ, năng suất rất thấp nhưng chịu được sâu bệnh, gạo thì rất khó nấu thành cơm, hễ cơm để nguội là khô cứng. Thế nhưng cái bánh gạo đỏ của nhà nó làm ra nhiều người lại hay mua, phần thì thương nó tảo tần giúp cha mẹ nuôi em, phần có vị ngon riêng khó tả. Có lần hỏi, Bê cười nói làm bánh này dễ thôi, lấy gạo đỏ xay nhuyễn với nước đun sôi để nguội, ủ kín một ngày một đêm; lấy đậu đỏ hầm chín, đem ra cối đá quết thật nhuyễn, sau đó phi với hành mỡ để làm nhân. Canh bốn, Bê dậy sớm đem bột ra nặn, cho nhân vào trong và vo tròn thành từng cái như kiểu làm bánh ít, to cỡ miệng ly uống trà, sau nó đặt từng cái lên từng chiếc lá mít rồi xếp vào nồi hông như hấp cách thủy.

Nhìn cái bánh tròn trịa, màu đỏ gạo lức, khô cứng nằm trên lá mít xanh ăn không mềm, không dẻo, nhưng lạ thay bánh này để càng nguội ăn càng ngon. Ăn chậm, nhai kỹ từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết được vị bùi bùi, beo béo, thơm thơm của bột gạo lức, đậu đỏ, hành tăm, mỡ heo, thoảng một chút vị chát nhẹ của lá mít tươi, thật riêng biệt.

Hồi đó, Tết nào bà tôi cũng đặt hàng con Bê làm mấy chục cặp bánh gạo đỏ chưng lên bàn thờ cúng ông nội tôi. Bà nói, xưa ông rất thích ăn món này.

Xa quê, sống nơi đất khách, mỗi khi gặp nhau ai cũng vồn vã chào hỏi và không quên hỏi thăm thứ bánh gạo đỏ lá mít ở chợ có còn bán không, nhà con Bê hết khổ chưa. Thì ra ẩn náu sâu xa trong cái ngon của bánh nằm ở sự bình dị chân chất như tâm hồn quê kiểng, coi trọng sự hiền lành, hiếu nghĩa của con người chứ không phải miếng ăn.

Hương Lan

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Nhớ cha

Nhiều khi, theo dòng đời trôi dạt đến những vùng đất lạ, mỗi lúc cuối chiều, mắt con lại cay xè khi khói bếp làng bên đường bay lên hòa vào sương mờ ảo. Lòng con lại nôn nao nhớ về quê nhà, nơi ba mẹ còng lưng trên cánh đồng khô cằn bạc trắng cát sỏi quanh năm. Và, chiều cũng dội vào lòng con những kỷ niệm thời thơ ấu.

Truyện ngắn: Tình yêu người lính đảo

Người lính chúng tôi thường cùng nhau thao thức vào những đêm biển đẹp. Có một kỷ niệm tình yêu khó quên ở trạm ra đa vào dịp Trung thu ngày ấy.

Tản văn: Hương vị quê nhà

Chợ quê lúc hoàng hôn là một hình ảnh rất đẹp và đặc trưng của làng quê Việt Nam, thường được diễn tả với không khí ấm áp, nhộn nhịp và đầy màu sắc....

Câu chuyện gia đình: Quan hệ hàng xóm

“Nhà của chị dễ chịu thật!” - cô vợ mau mắn của T nói. Đó là một trong những ngày mà nhiệt độ ở đây lên đến gần 40 độ C. Tôi mở toang mọi cánh cửa phòng khách, bật quạt lùa nóng đi và ngồi nói chuyện với đôi vợ chồng trẻ. T thật khác so với 10 năm trước, khi cậu làm công việc bảo vệ công trình cho người hàng xóm cạnh nhà tôi. Thay vì một T bất cần, ham nhậu và có cách sống buông thả ngày đó, giờ trước mắt tôi là một ông chồng khá điềm đạm và đầy trách nhiệm.

Tản văn: Tâm sự của em

Tình yêu của mình bắt đầu từ đâu anh nhỉ? Trong ký ức của em, tình yêu của chúng mình luôn gắn với những cơn mưa.

Truyện ngắn: Tình yêu của mẹ

Đến muộn, khi ly cafe của bạn đã vơi lưng chừng, và không gian của quán cafe đã bắt đầu ong ong lên bởi tiếng người, thế mà mình vẫn thấy mắt bạn buồn, dù trên gương mặt là một cái nhoẻn cười và bàn tay bạn vừa gấp lại trang sách đọc dở.

Truyện ngắn: Bố ơi

Bố mẹ thường cãi nhau. Tôi bênh mẹ, ghét bố. Khi công việc làm ăn của mẹ phất lên thì bố bị mất việc. Từ đó, mọi việc sinh hoạt chi tiêu trong gia đình đều do mẹ quyết định. Bây giờ, khi cãi nhau với bố, mẹ thường nói thêm: “Vô dụng!”. Tôi thấy mẹ nói đúng và càng xem thường bố...

Tản văn: Tuổi thơ còn mãi

Tôi rất xúc động mỗi lần nghe ca khúc “Thằng Cuội” của Lê Thương. Bài hát quen thuộc đến cũ kỹ ấy được phối với tiếng guitar chậm rãi, cùng giọng hát trong trẻo như bầu trời sớm mai bỗng nhiên hôm nay nghe hay đến ngỡ ngàng. “Bóng trăng trắng ngà. Có cây đa to. Có thằng Cuội già ôm một mối mơ…”, những ca từ mộc mạc như lời hát dồng dao đưa người nghe về với ký ức tuổi thơ ngọt ngào.
Top