banner 728x90

Truyện ngắn: Bài học đạo lý ở đời

06/04/2025 Lượt xem: 2420

Chị Bảy, người làm nghề thu mua phế liệu có thân hình gầy gò, đội chiếc nón cũ, đi chiếc xe đạp cọc cạch thường hay lui tới con phố trung tâm này, bởi mỗi lần qua đây, chị mua được khá nhiều phế liệu.

Trong số những gia đình khá giả ở khu phố ấy có gia đình cụ bà tên Lộc. Cụ Lộc đặt báo dài hạn nên cứ khoảng 2 tháng cụ lại gom báo cũ bán cho mấy chị thu mua đồng nát như chị.

- Hôm nay bao nhiêu 1kg báo? - từ căn phòng khách của ngôi nhà 3 tầng, cụ Lộc gọi với ra khi nhìn thấy chị Bảy.

- Dạ 4 ngàn cụ ạ - chị Bảy mau mắn trả lời.

- Cách đây 1 tháng 6 ngàn/1kg, sao hôm nay chỉ mua 4 ngàn vậy?

- Tháng trước là mùa xoài nên báo cũ bán có giá cụ ạ, còn bây giờ hạ xuống rồi.

- Thôi đi đi, 6 ngàn mới bán!

- 5 ngàn được không cụ?

- Cô không trung thực gì hết. Lần sau mua bao nhiêu thì nói bấy nhiêu chứ đừng nói như thế! Lúc đầu nói 4 ngàn, sau đó lại 5 ngàn. 6 ngàn 1kg tôi mới bán.

Lưỡng lự một hồi, chị Bảy cũng gật đầu đồng ý. Bên cạnh đống báo cũ, cụ Lộc đã để sẵn chiếc cân, vì cụ sợ cân của mấy chị đồng nát không đúng. Nhấc lên đặt xuống, cuối cùng đống báo nặng 4kg cũng được chị Bảy mua với giá 24.000 đồng. Với ai cũng thế, cụ Lộc đã bán thì phải ra bán, một tờ báo cũ cũng không được thêm.

Hơn 1 năm nay, chồng chị Bảy làm ăn khá hơn nên chị chuyển nghề, từ thu mua đồng nát sang bán cam dạo.

Hôm ấy chị quảy gánh cam qua nhà cụ Lộc. Thấy có người bán cam đi ngang qua, cụ Lộc từ trong nhà gọi ra:

- Cam bán bao nhiêu 1kg vậy?

- Dạ 35 ngàn cụ ạ.

- 30 ngàn nhé!

- Dạ không được, con nói đúng giá!

- Thôi 32 ngàn.

Chị Bảy gật đầu đồng ý. Nhìn thấy cụ Lộc bước ra, chị Bảy tươi hẳn lên:

- Cụ vẫn khỏe chứ? Lâu quá rồi!

Cụ Lộc nhìn chị Bảy hồi lâu mới nhận ra chị chính là người mua phế liệu ngày nào. Khi cân, cụ nhìn thấy cây kim trên chiếc cân chỉ hơn 1,5kg nhưng chị Bảy chỉ tính tiền 1kg. Cụ hỏi: “Tính nhầm hả, sao chỉ có 32 ngàn đồng hả cô?”, chị Bảy cười nói: “Lúc này chồng con làm ăn được hơn so với hồi con đi mua phế liệu nên con biếu cụ một chút. Gặp cụ mừng quá, vài lạng cam thì có gì đâu”.

Bà cụ hớn hở cầm gói cam bước vào nhà, nhưng ngay sau đó cụ chợt giật mình, nghĩ: “Mình giàu hơn họ, vậy mà bán mấy tờ báo cũ, mình tính từng đồng. Còn cô này…”.

Từ đó, những người thu mua phế liệu đi ngang qua nhà đều được cụ gọi vào, cho cả đống báo cũ mà không lấy đồng nào.

Hồng Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Bố ơi

Bố mẹ thường cãi nhau. Tôi bênh mẹ, ghét bố. Khi công việc làm ăn của mẹ phất lên thì bố bị mất việc. Từ đó, mọi việc sinh hoạt chi tiêu trong gia đình đều do mẹ quyết định. Bây giờ, khi cãi nhau với bố, mẹ thường nói thêm: “Vô dụng!”. Tôi thấy mẹ nói đúng và càng xem thường bố...

Tản văn: Tuổi thơ còn mãi

Tôi rất xúc động mỗi lần nghe ca khúc “Thằng Cuội” của Lê Thương. Bài hát quen thuộc đến cũ kỹ ấy được phối với tiếng guitar chậm rãi, cùng giọng hát trong trẻo như bầu trời sớm mai bỗng nhiên hôm nay nghe hay đến ngỡ ngàng. “Bóng trăng trắng ngà. Có cây đa to. Có thằng Cuội già ôm một mối mơ…”, những ca từ mộc mạc như lời hát dồng dao đưa người nghe về với ký ức tuổi thơ ngọt ngào.

Tản văn: Khói lam chiều

Có những buổi chiều miên man trôi trong tôi với mùi khói bay lên từ đâu đó. Ngút ngát một niềm yêu phủ lấy tôi, với miền khói phủ từ những đợt đốt rạ đồng, vọng những bữa cơm tối sắp về, hay khói un lúa lép trong ngõ nhà ai cuối mùa gặt. Chút lòng quê ấy đâu phải ai cũng có, đâu phải ai cũng hiểu...

Câu chuyện gia đình: Làm đẹp

Tôi làm việc ở một công ty nước ngoài, lương cao nhưng không sung sướng chút nào. Tôi chỉ biết làm, không có thời gian đi chơi, du lịch. Tôi tự nhủ mình còn trẻ, ráng làm nuôi vợ con, về sau có tiền dư dả rồi đi chơi cũng chưa muộn.

Câu chuyện gia đình: Mẹ tôi

Một mình mẹ chăm sóc, yêu thương con vô bờ bến từ khi tôi được 6 tháng tuổi. Một mình trên một đất nước hoàn toàn xa lạ, không một đồng xu dính túi và cũng không có người thân nào bên cạnh, mẹ tôi gạt nước mắt, quên đi sự buồn đau, mạnh mẽ đối diện với thực tại. Nếu như cuộc đời đem lại sự cay đắng cho mẹ thì mẹ làm mọi cách để vứt bỏ nó. Mẹ đã trải qua bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống để nuôi tôi lớn khôn và cho tôi tất cả những gì có thể được.

Truyện ngắn: Nhân nào quả nấy

Đầu tuần, tôi cùng đồng nghiệp đi mua ít sách để tặng trẻ em miền núi. Đang chăm chú chọn sách, bỗng nghe có tiếng lọc cọc. Nhìn ra phía cửa, tôi bắt gặp người đàn ông tuổi ngoài sáu mươi, tóc muối tiêu chống nạng đi vào. Sau câu chào, ông hỏi nhân viên mua cuốn sách “Hướng dẫn giải toán violympic lớp 4”. Chọn xong vài cuốn sách cho việc học, ông lấy tiếp mấy cuốn “Nghìn lẻ một đêm”, “Truyện cổ tích Việt Nam”...

Truyện ngắn: Tất cả vì con

Tôi nhìn cách ông lụi hụi hàng ngày và hiểu vì sao người cha này lại âm thầm một cách đầy động lực như thế, cả trong cách ông không nề hà bất cứ phần việc nặng nhọc nào chỉ với một ước mong duy nhất: lúc nào cũng có công trình để người ta kêu mình tới phụ.

Truyện ngắn: Anh thương binh

Tôi rời quân ngũ trở về quê với đôi nạng gỗ nhưng lòng vẫn rộn lên niềm vui vì đất nước, quê hương không còn nỗi ám ảnh của chiến tranh. Vợ tôi đến với tôi trong sự tình cờ. Đó là ngày đoàn thanh niên xã tình nguyện giúp những gia đình thương binh liệt sĩ. Thấy tôi đang đứng trên đôi nạng gỗ cuốc đất, cô ấy thấy thương nên bắt chuyện. Rồi chúng tôi nên vợ, nên chồng bắt đầu từ ngày ấy.
Top