banner 728x90

Tín ngưỡng, tôn giáo-nền văn hóa Việt Nam phong phú

07/05/2024 Lượt xem: 2416

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hóa, các tôn giáo trên thế giới.

Việt Nam là một cộng đồng cư dân có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Vì nguyên nhân này, đời sống tâm linh và tục lệ thờ cúng của người Việt tương đối đa dạng. Ngoài sự tồn tại của các tôn giáo lớn, phần lớn nhân dân còn duy trì các tín ngưỡng dân gian, lễ nghi dân tộc. Tôn giáo, tín ngưỡng có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây, nó ảnh hưởng và chi phối tập quán, cũng như lối sống của từng thành phần dân cư.

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc.

Bàn thờ gia tiên

Các tín ngưỡng, tôn giáo dù có nguồn gốc khác nhau, phương châm hành đạo không giống nhau nhưng không vì thế mà có sự xung đột, phá hoại lẫn nhau để phát triển riêng mình, ngược lại trong quan hệ, họ luôn có sự gắn kết, giao lưu và tìm hiểu về nhau để cùng truyền đạt những tinh hoa của từng tín ngưỡng, tôn giáo.  Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có 4 đặc điểm cơ bản sau:

Các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ. 

Các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng tôn giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tượng chim Lạc và con Rồng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao chép hoặc chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo có trước. 

Linh vật rồng trong nơi thờ tự

Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc. Thực tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam. Qua hàng trăm năm tồn tại, phát triển, văn hóa tín ngưỡng ngoại . dần được Việt hóa và trở thành một bộ phận của văn hóa Việt Nam.

Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của những giá trị lịch sử mang đậm tính truyền thống và bị tác động bởi yếu tố địa chính trị rõ rệt. Sinh hoạt tôn giáo biểu hiện khá tập trung và đậm nét qua sự đa dạng và khoan dung đi cùng với sự phát triển sớm của nhà nước và đặc biệt được khẳng định rõ ràng trong hệ thống luật định của nước Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mọi biểu hiện của sinh hoạt tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa của giá trị tinh thần tôn giáo ở Việt Nam.

Trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn sử dụng, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo như một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xuyên tạc, bóp méo đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, âm mưu tạo ra lực lượng và xây dựng ngọn cờ trong tôn giáo hòng lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top