Thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và giáo lý răn dạy về đạo làm người phải lấy đạo hiếu làm đầu. Trong mỗi gia đình người Việt đều có một bàn thờ gia tiên để tưởng nhớ về cội nguồn, ông, bà cha mẹ, là cầu nối tâm linh giúp con cháu đời sau nhớ về đấng sinh thành.
Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Thờ cúng tổ tiên cũng như cách cúng bàn thờ gia tiên đã trở thành một tín ngưỡng của dân tộc ta, trong mỗi gia đình dù lớn hay nhỏ đều có một nơi linh thiêng đặt bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa tâm linh như là cầu nối giữa hai thế giới và ở đó tổ tiên có thể nhìn thấy cuộc sống của con cháu từ đó phù hộ độ trì cho gia đình yên ấm thành công, đó cũng như một tượng đài về giáo dục gia phong truyền thống của gia đình luôn nhắc nhở con cháu nhớ về công đức của tổ tiên, nhắc nhở con cháu đời sau phải biết hiếu thuận với đấng sinh thành. Không những thế bàn thờ còn là nơi tụ hội vượng khí và ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi thành viên trong gia đình, về sức khỏe, công danh tiền bạc.
Nói tới việc thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam là nói tới một lĩnh vực tín ngưỡng khá rộng cả về không gian và nội dung. Việc thờ tổ tiên có nhiều quan niệm và những cấp độ khác nhau như: Tổ tiên của đất nước, tổ tiên của dân tộc, tổ tiên của dòng họ, tổ tiên của gia đình. Bên cạnh những vị tổ anh hùng, có công dựng nước và giữ nước còn có các tổ khai sáng những giá trị văn hóa, kinh tế, mở mang bờ cõi, các vị tổ ngành, tổ nghề...
Ngoài ra, thờ cúng tổ tiên không chỉ là một biểu tượng của sự kết nối tình đoàn kết anh em trong dòng tộc, thể hiện sự biết ơn đối với tiên tổ, cội nguồn mà còn là hành vi giáo dục các thế hệ con cháu về đạo lý uống nước nhờ nguồn. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, quan niệm trên đã tạo ra những khác biệt mang tính “tự phát” trong việc thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia đình, dòng họ, làng quê... làm xuất hiện những yếu tố tiêu cực bên cạnh mặt tích cực. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ một số lưu ý cần tránh khi thờ cúng tổ tiên: Trường hợp mà gia đình có người mất thì tối thiểu trong 100 ngày đầu tiên phat thờ ở một bàn thờ riêng sau đó mới nhập vào bát hương gia tiên, không được lập một bát hương khác khác vì số bát hương trên bàn thờ phải là số lẻ tượng trưng cho dương, nếu lập thêm bát hương sẽ chuyển thành số chẵn tượng trưng cho âm có thể khiến gia đình suy tàn; Nếu gia đình thờ cả hai bên nội ngoại do bên nhà vợ không có người thờ tự nối dõi, thì người vợ chỉ có thể thờ bố mẹ mình chứ không được thờ gia tiên bên dòng tộc nhà mình. Khi này sẽ có một bát hương thờ chung bố, mẹ vợ và bát hương này đặt tại một bàn thờ khác không nên đặt chung với bàn thờ gia tiên nhà chồng. Có thể nhỏ hơn nhưng phải cao bằng nhau và cùng quay về một hướng; Không được gộp 3 bát hương thờ thần linh, thổ công – gia tiên – bà cô tổ chung một mát hương bởi vì không cùng cấp độ sẽ phạm thượng và bị trách phạt; Nếu gia đình thờ phật thì bàn thờ phật phải đặt riêng và cao hơn bàn thờ gia tiên, trên bàn thờ phật chỉ cần một bát hương; Bàn thờ gia tiên nên được đóng theo kích thước của không gian phòng thờ, thường được làm bằng gỗ mít, gỗ dổi, vàng tâm hay gỗ hương gỗ gụ. Các loại gỗ này tuy có khả năng kháng mối mọt tự nhiên nhưng phải đảm bảo chỉ sử dụng gỗ lõi mới được, nếu gỗ pha rác thì chắc chắn bàn thờ sẽ bị mối mọt tuổi thọ không cao, do vậy không nên mua những loại bàn thờ đóng sẵn đã sơn hoàn thiện bởi vì chúng ta sẽ không thể kiểm tra được gỗ sử dụng có pha rác hay không, tốt nhất hãy đặt đóng bàn thờ theo yêu cầu và kiểm tra mộc trước khi sơn.
Tam tòa Thánh Mẫu là 3 vị thánh linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngưỡng khá phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Do đặc điểm có nhiều dân tộc anh em nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta có nhiều nét riêng biệt với những phong tục, tập quán khác nhau, song đều nhằm tỏ lòng biết ơn và tôn vinh tổ tiên, đấng sinh thành. Từ ngàn xưa, người Việt đã xem thờ cúng tổ tiên là một “Đạo” và điều này cũng đã được thể chế hóa trong Luật tín ngưỡng Tôn giáo ban hành năm 2016.
Ban Nghiên cứu văn hóa