banner 728x90

Tạp văn: Đâu rồi những tiếng rao đêm

13/02/2025 Lượt xem: 2425

Ngày đầu đến Huế trọ học, tôi thích thú khám phá thế giới hàng rong ở xứ này, từ các loại bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc đến chè, bánh canh, bún hến, trứng lộn, bánh bao… Có bao nhiêu thứ hàng rong là có bấy nhiêu tiếng rao gọi mời. Ngày nắng cũng như ngày mưa, phụ nữ Huế cắp chiếc nón lá, khoác đôi quang gánh lên vai nhẫn nại đi khắp các nẻo đường, len lỏi vào từng con hẻm nhỏ cất tiếng rao quen thuộc để mời chào. Tiếng rao hàng rong xứ Huế đem lại nhiều cung bậc cảm xúc, có tiếng rao nghe ấm áp vui tươi, lại có tiếng rao như thắt lại kéo dài mãi mới dứt, khách nghe lâu dần thấy thương đến lạ những tiếng rao buồn buồn như cuộc đời tần tảo của người phụ nữ xứ này.

Ảnh minh họa

Sau này lớn lên, đi nhiều tôi còn nghe thêm nhiều tiếng rao của những người bán hàng rong tứ xứ. Này là tiếng rao “mì nóng giòn đây” trong chiều Sài Gòn huyên náo. Rồi tiếng rao “khúc ơ” cùng dáng gầy gò của người bán bánh khúc trong đêm hè thanh vắng ở Hà Nội… Tôi nhận ra trong tiếng rao hàng rong mỗi vùng đất đều có những nét riêng. Nhưng dù là vùng miền nào đi nữa, những tiếng rao luôn ẩn chứa một nỗi niềm, nhất là tiếng rao của những người phụ nữ bán hàng về khuya. Hay nói cách khác, mỗi tiếng rao luôn ẩn chứa đằng sau đó một hoàn cảnh, chất chứa một phận người như một  nhà thơ có lần cảm thán: “Ngoài kia vọng tiếng rao đêm/Chao ôi! Réo rắt những phiền, những đau/Tiếng rao vọng buốt canh thâu/Đường khuya não nuột nát nhầu mưa rây”… Lắm lúc nghĩ, nếu như có một công trình ngữ âm học nghiên cứu về tiếng rao của các vùng miền trên khắp nước Việt chắc hẳn cũng sẽ có nhiều điều thú vị!

Ảnh minh họa

Đến bây giờ, tôi vẫn không quên những đêm mưa xứ Huế nằm trong phòng trọ thao thức nghe tiếng rao của người bán trứng lộn trên con hẻm sâu hun hút. Khi ấy, không ít lần tôi đã tự hỏi không biết người phụ nữ ấy ở đâu, gia cảnh thế nào mà phải dầm mưa đi bán quà khuya! Đôi lần tôi đã bắt chuyện để rồi nhận về những lát cắt cuộc đời buồn nhiều hơn vui, để rồi khi nhìn đôi quang gánh và ánh đèn dầu leo lét đung đưa theo bước chân của người phụ nữ lòng lại buồn mênh mang. Tôi cũng không quên hình ảnh người bán bánh bao đêm ghé vào quán cà phê bóng đá bên cầu Kho Rèn (Huế) năm nào. Giữa trời lạnh căm của mùa đông, những đôi mắt đang dõi theo từng đường bóng tận trời Âu, đáp lại lời mời của người bán bánh bao là sự lặng im, những cái lắc đầu uể oải. Tôi sờ vào túi mình thì chỉ còn đủ tiền trả ly cà phê. Giây phút ấy, nhìn người đàn ông lẳng lặng rời khỏi quán mà cổ họng tôi nghẹn lại...

 Đời sống ngày càng phát triển, người bán hàng rong đã chuyển sang dùng băng đĩa thu sẵn rập khuôn thay cho cách rao miệng truyền thống.

Tiếng rao từ chiếc xe bán bánh mì dạo trong chiều thanh vắng bất chợt làm tôi nhớ da diết những tiếng rao đêm của người bán hàng rong. Hình như lâu lắm rồi, thành phố biển nơi tôi không còn những tiếng rao đêm!

Thu Hương

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Chợ quê ngày ấy

Tôi không thích đi những chợ sầm uất, rau trái xanh tươi chất đầy các sạp. Bao giờ tôi cũng mê những khu chợ lưa thưa hàng quán, bày biện lộn xộn trên tấm ni lông cũ mèm, bà già bán chuối ngồi nhai trầu bỏm bẻm…

Tạp văn: Hương cốm mùa thu

"Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Tôi nhớ những ngày thu đã xa...". Câu thơ trên của Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất nước" lại vang lên trong tôi mỗi khi cái nắng gắt mùa hạ đã chuyển sang hanh vàng, cùng với cơn gió heo may se se thổi về, cũng là lúc đất trời vào thu.

Một thời đã qua

Những ngày cuối tháng 8, đến các nhà sách nhìn thấy nhiều bậc phụ huynh đi mua sách vở chuẩn bị cho con tựu trường, lòng lại thấy xốn xang nhớ về những năm tháng mới cắp sách đến trường.

Tản văn: Cảm xúc mùa Vu Lan

Mùa Vu lan này là mùa thứ 5, chị lên chùa và được nhận bông hồng trắng cài lên ngực áo. Trong khói nhang trầm ngào ngạt, vẫn thoảng đâu đây mùi hoa huệ, mùi ngọc lan… Ngọc lan là thứ hoa ngày xưa mẹ đặc biệt thích, mỗi dịp thắp nhang ngày rằm, mùng một, bao giờ mẹ cũng có một đĩa nhỏ trên bàn thờ.

Tản văn: Nhớ mẹ

Cuộc đời vẫn vậy, dường như phải khi chồn chân mỏi gối mới giật mình nhìn lại những gì đã qua. Phải khi có con mới thấu hiểu được ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Chiều nay, nhìn dáng ai đang liêu xiêu quang gánh trên đường, lòng chợt trào lên nỗi nhớ thương mẹ vô cùng!

Tản văn: Biết ăn phở

Hồi còn chiến tranh, một lần công tác qua thành Tuyên, ghé quán phở bên đường thấy Phở Bân "bò tơ bảy món", tôi buột miệng, chẳng biết ngon không mà quảng cáo nghe rung màng nhĩ. Chủ quán Bân nghiêng tai nghe thấy, ông ghé sát tôi, buông một câu lạnh tanh: "Chú cứ ăn đi, chê một câu thì anh bê cả quán này ném xuống dòng sông Lô". Chả là quán này nằm sát mép sông Lô.

Truyện ngắn: Quà chợ quê

Ngày nhỏ, niềm vui lớn của tuổi thơ tôi là ngóng mẹ đi chợ về! Hầu như ngày nào mẹ cũng đi chợ. Đi bán vài thứ sản vật nhà nuôi, nhà trồng: buồng chuối, buồng cau, dăm con vịt, con gà hoặc mớ cà, dưa, bí, mướp… Vậy nhưng, ngày không có gì bán, mẹ vẫn cứ… đi. “Quen chân, ở nhà buồn…”, mẹ bảo. Nói vậy thôi, không bán gì thì mẹ đi mua chút thức ăn tươi về lo cơm cho cả nhà.

Tạp văn: Sâm nam

Ai đã từng sống ở những vùng đất có nhiều gò đồi miền Trung chắc chẳng lạ gì với cây sâm nam - một loài dây leo mọc ở các bụi lùm, trở thành một món ăn dân dã và đã đi vào ca dao với những lời lẽ mộc mạc nhưng chứa đầy yêu thương như câu thơ vừa được dẫn.
Top