banner 728x90

Tản văn: Đôi quang gánh của mẹ

15/05/2025 Lượt xem: 2362

Cũng như đứa bé trong bức ảnh “Mẹ gánh con”, ngày còn thơ, anh em tôi cũng được mẹ gánh đến nhà trẻ, chiều lại đón về. Cũng phải nói thêm, hồi ấy việc gánh con đi nhà trẻ khá phổ biến ở nơi tôi sống, bởi gia đình nào cũng đông con, đứa nọ nối tiếp đứa kia như gà như vịt!

Lớn lên chút nữa, tôi không còn ngồi trong chiếc rổ ngước đôi mắt thơ ngây để nhìn đời mà đã lẽo đẽo theo sau đôi quang gánh của mẹ. Mẹ gánh phân ra đồng, gánh những mớ rau dại khi đi làm về, gánh những nhánh củi khô về thổi cơm khi chiều về. Năm tháng qua đi, chiếc đòn gánh đã bóng mồ hôi, chiếc nón lá đã thay mới mấy lần vẫn cũ, đôi dép mòn vẹt lặn lội sớm khuya… chỉ có nỗi nhọc nhằn vẫn hằn in lên đời mẹ. 

Tôi vào đại học, mẹ không còn phải gánh gồng như ngày xưa nhưng đôi vai của mẹ vẫn trĩu nặng bởi biết bao nỗi lo toan tiền học phí, tiền ăn tiền trọ học cho những đứa con yêu. Chiếc đòn gánh vô hình đó còn nặng hơn cả nỗi nhọc nhằn mẹ gánh ngày xưa. Thêm vài năm nữa, chúng tôi lần lượt nối nhau lập gia đình nhưng nào mẹ đã hết lo toan. Đôi lần mẹ bảo rằng, ngày xưa nuôi con vất vả cực nhọc nhưng không thấy lo lắng bởi các con luôn trong vòng tay của mẹ, bây giờ con cái lớn hơn nhưng cuộc đời vốn đầy rẫy cám dỗ, tai ương… ai biết đâu là cạm bẫy!

Năm tháng đi qua, mẹ nay đã già. Thỉnh thoảng, mẹ vẫn nhắc chúng tôi về cái chuyện “gánh con đi nhà trẻ” để răn dạy chúng tôi nhớ về một thời gian khó để mà phấn đấu, rèn luyện. Thế nhưng, tuổi trẻ ham bay nhảy, vui chơi vô tình quên đi người mẹ già vẫn mong ngóng ở nơi quê nhà. Bạn bè chúng tôi không ít người thành đạt nhưng cũng có những đứa đã trượt dài phí hoài cả tuổi xuân. Còn tôi cũng không ít lần làm mẹ buồn bởi sự bồng bột, ương ngạnh của tuổi trẻ… Cho đến một ngày, trong mùa Vu lan, nhìn người đi lễ chùa, nhìn bao người cài bông hồng trắng mới giật mình thảng thốt. Lòng vui mừng vì mình còn mẹ, cũng ân hận vì mình đã quá vô tâm.

Gánh con mẹ gánh một đời! Chiều nay, bước ra đường nhìn hình ảnh đôi quang gánh giữa dòng xe cộ ngược xuôi, bỗng lặng đi vì xúc động, trong lòng thầm gọi “Mẹ ơi”!

Hương Lan

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Mùa Vu Lan nhớ mẹ

Cứ đến lễ Vu Lan là tôi nhớ đến một vùng quê nghèo thoang thoảng thơm mùi mít chín.

Tản văn: Chạm vào một vùng ký ức

Tiếp khách trong một nhà hàng sang trọng, lật bảng thực đơn, trong phần các món rau, anh lặng lẽ kêu một đĩa rau lang luộc... Cái món ăn gắn liền với tuổi thơ kham khổ quê nhà, giờ thành đặc sản trong nhà hàng cao cấp này.

Truyện ngắn: Ông Vưu

Hồi đó, nhiều đứa cùng lứa tuổi chơi với tôi đều nói vống rằng không sợ ma, nhưng chỉ có một người mà đứa nào cũng nói sợ, đó là ông Vưu cắt tóc trong làng.

Tản văn: Ngày xưa giờ đã trôi xa

Mỗi ngày mới lại đón ta bằng những ánh ban mai ló rạng phía chân trời. Và mỗi ngày cũng lại qua đi khi ánh chiều tím sẫm non xa. Có những ngày đi lướt qua ta bằng luồng nắng vàng rực rỡ, len lỏi qua thảm lá xanh non. Cũng có những ngày đi qua ta trong sầm sì giá lạnh, trong thâm u nơi cội gốc cây già...

Tản văn: Hương vị đồng quê

Ai sinh ra nơi làng quê có những cánh đồng bát ngát mà lúc phải rời xa chẳng nhớ da diết hương lúa nồng nàn khi vào mùa.

Truyện ngắn: Tiết văn lớp tôi

Giờ học đầu tiên hôm ấy của lớp 12A1 là tiết Văn. Cả lớp đang ồn ào như chợ vỡ bỗng lặng phắt. Tất cả đều hướng về phía cửa, nơi cô giáo bước vào. Cô rất trẻ và đẹp!

Truyện ngắn: Chuyện bao đồng

Góc phố có con hẻm nhỏ. Bên trong hẻm, cạnh nhà tôi có một gia đình mới đến thuê ở. Họ gồm bốn người, hai vợ chồng, một cụ già và một bé gái. Cứ sáng sớm, hai vợ chồng mặc đồ nhem nhuốc đi làm phụ hồ, cụ già và bé gái ở nhà. Có mấy lần, vợ chồng anh phụ hồ ra ngõ gặp chúng tôi đều chào hỏi lịch sự. Một lần tôi hỏi: “Anh ở đâu đến?”, anh nói: “Tôi ở tỉnh X. Ở quê, nhà không có đất vườn nên tôi đi theo các công trình xây dựng làm phụ hồ, nay đây mai đó...”.

Tản văn: Nhớ cha

Nhiều khi, theo dòng đời trôi dạt đến những vùng đất lạ, mỗi lúc cuối chiều, mắt con lại cay xè khi khói bếp làng bên đường bay lên hòa vào sương mờ ảo. Lòng con lại nôn nao nhớ về quê nhà, nơi ba mẹ còng lưng trên cánh đồng khô cằn bạc trắng cát sỏi quanh năm. Và, chiều cũng dội vào lòng con những kỷ niệm thời thơ ấu.
Top